Từ ngày 01/08: Một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu lực

21/07/2016 03:05 AM


Từ ngày 01/08: Một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hiệu lực Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm.


Theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC, người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật; thân nhân của người có công với cách mạng (Nghị định số 31/2013/NĐ-CP); người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg) nếu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được hỗ trợ: Chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết; chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài; đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề.Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiếtCụ thể, quy định như sau:- Đào tạo nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg.- Đào tạo ngoại ngữ theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học.- Tiền ăn trong thời gian đào tạo mức 40.000 đồng/người/ngày.- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên.- Người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư liên tịch này thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu theo mức quy định.Hỗ trợ chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài- Lệ phí làm hộ chiếu theo mức quy định tại Thông tư số 157/2015/TT-BTC.- Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mức quy định tại Thông tư số 174/2011/TT-BTC.- Lệ phí làm thị thực (visa) theo mức quy định hiện hành của nước tiếp nhận lao động.- Chi phí khám sức khỏe theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh thực tế của cơ sở y tế được phép thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ tối đa 750.000 đồng/người.Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoàiNgười lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ giải quyết rủi ro theo mức quy định tại Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước và các văn bản hướng dẫn.Hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ tay nghềNgoài ra, người lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định...Hồ sơ, thủ tục hỗ trợ người lao độngVề hồ sơ, thủ tục hỗ trợ người lao động, Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC chia thành hai nhóm:Nhóm thứ nhất gồm người lao động là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng. Nếu thuộc đối tượng được hỗ trợ, nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi cư trú hợp pháp để được xem xét hỗ trợ. Hồ sơ bao gồm giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu; giấy tờ chứng minh người lao động thuộc đối tượng quy định; bản sao hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động với chủ sử dụng lao động và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; bản sao hộ chiếu và thị thực; bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo; hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp. Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ cho người lao động; lưu giữ các hồ sơ, chứng từ nêu trên theo quy định.Nhóm thứ hai là người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến chủ đầu tư, bao gồm: Giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu; bản sao hợp đồng ký giữa người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc bản sao hợp đồng cá nhân ký giữa người lao động và chủ sử dụng lao động và xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; bản sao hộ chiếu và thị thực; bản sao chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết của người lao động làm cơ sở thanh toán chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo; hóa đơn hoặc biên lai thu tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp. Chậm nhất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của người lao động, chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ cho người lao động.

Nguồn Tạp chí BHXH