Hơn 2,6 triệu người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
21/12/2015 02:47 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Hậu quả của chiến tranh; tác động của già hóa dân số; quá trình đô thị hóa; mặt trái của nền kinh tế thị trường... đã và đang là nguyên nhân làm tăng số lượng và quy mô đối tượng trợ giúp xã hội tại Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam đã có hơn 2,6 triệu người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (chiếm 3% dân số). Tính đến tháng 12/2015, cả nước có 9,4 triệu người cao tuổi; 7,2 triệu người khuyết tật; 2,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 5,9% hộ nghèo; 5,6% hộ cận nghèo; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố... Hàng năm, thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa dẫn đến khoảng 1,8 lượt triệu hộ thiếu đói. Tương ứng hơn 2,6 triệu người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (chiếm 3% dân số). Trong đó, trên 1 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập và trợ cấp tiền ăn; khoảng 5,9 % hộ nghèo; 5,6% hộ cận nghèo được hỗ trợ về sinh kế phù hợp và hàng triệu người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp và cung cấp các dịch vụ xã hội.
Mặc dù vậy, hệ thống trợ giúp xã hội còn một số hạn chế, yếu kém như chưa toàn diện, mới tập trung vào khắc phục rủi ro cho nhóm người nghèo, yếu thế và dễ bị tổn thương trong trường hợp gặp rủi ro về kinh tế, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; chưa chú ý phòng ngừa; chính sách trợ giúp xã hội chủ yếu dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, chưa có giải pháp giúp người dân tự vươn lên khắc phục khó khăn; thiếu chính sách khuyến khích, cơ chế phù hợp huy động nguồn lực từ cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia trợ giúp xã hội; thiếu sự kết hợp đa ngành trong trợ giúp xã hội; công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách trợ giúp xã hội còn hạn chế; nguồn lực thiếu, công tác xã hội hóa chưa đúng tầm và vai trò.
Mặt khác, kinh nghiệm quốc tế cho thấy xu hướng thiết kế trợ giúp xã hội theo vòng đời phổ quát cho toàn dân với việc xác định những yếu tố rủi ro, dễ tổn thương có tính đặc trưng cho từng nhóm tuổi; tích hợp chính sách để bảo đảm đồng bộ, hạn chế chồng chéo chính sách; bảo đảm hợp tác liên ngành trong công tác quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá trợ giúp xã hội tiết kiệm chi phí và giảm thiểu sai sót của hệ thống. Thời gian tới, sẽ thực hiện quyết liệt hơn trong việc xây dựng, hoàn thiện trợ giúp xã hội phù hợp với hệ thống An sinh xã hội và quá trình phát triển kinh tế đất nước; bảo đảm quyền An sinh xã hội của người dân, giúp người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển; mở rộng diện bao phủ của trợ giúp xã hội, ưu tiên đối tượng khó khăn, bảo đảm công bằng, phát triển bền vững và ổn định xã hội.
Nguồn: Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ
Trên 28.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước