TP Hồ Chí Minh: Lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật BHYT sửa đổi, bổ sung
30/09/2013 07:39 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 19/9, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức lấy ý kiến góp ý cho dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Tại buổi góp ý nhiều đại biểu cho rằng nên mở rộng các danh mục đồng chi trả càng nhiều càng tốt nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân.
Người tham gia bảo hiểm y tế cần sự công bằng trong khám và điều trị bệnh
Với những quy định mới về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, hầu hết đại biểu thuộc các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đồng nhất với quy định chi 100% cho các hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số; chi 95% cho những người có công là hợp lý. Tuy nhiên bên cạnh những chi trả cao cho các đối tượng có công và người nghèo, bảo hiểm không nên gói gọn ở một số bệnh đơn giản vì hiện nay bệnh hiểm nghèo và bệnh nặng rất phổ biến.
"Nếu như bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng danh mục hưởng thụ của bảo hiểm y tế thì bệnh nhân càng giảm bớt khó khăn”, đó là mong muốn của nhiều đại biểu tham gia đóng góp ý kiến. Bà Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc bệnh viện Từ Dũ cho rằng, nên thực hiện thanh toán bảo hiểm y tế cho người hiếm muộn vì hiện nay người hiếm muộn vẫn phải tự chi trả tiền điều trị bệnh rất cao. Trong khi đó, tỷ lệ hiếm muộn hiện nay ở mức 6-7% dân số nhưng không được bảo hiểm lại không chi trả. Đồng tình về việc mở rộng danh mục chi trả bảo hiểm y tế, đại diện Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh mong muốn, đối với các trường hợp bị tai nạn lao đồng cần chi trả cao hơn mức 20% như hiện nay. Bởi vì, người bị tai nạn lao động thường mất khả năng chi trả.
Bên cạnh những ý kiến mở rộng danh mục đồng chi trả không ít ý kiến bày tỏ, ngoài bảo hiểm của nhà nước thì người dân cũng có tham gia bảo hiểm tự nguyện tại một cơ sở y tế nào đó nhằm hưởng chế độ khám chữa bệnh theo kỹ thuật cao nên không cần mở rộng danh mục, vì như thế có nguy cơ vỡ. "Luật bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội nhưng cũng chỉ đảm đương một phần nào đó chứ không thể đảm bảo các quyền lợi của người dân. Với gói quyền lợi như thế này thì cung cấp tài chính cho ngành y tế là hoàn toàn khó khăn, vì vậy cần có loại hình bảo hiểm bổ sung”, Lưu Thị Thanh Huyền, Phó Giám đốc Bảo hiểm TP. Hồ Chí Minh khẳng định.
Nhận định về vấn đề này, theo ông Ngô Minh Xuân, Phó Hiệu trưởng đại Học y Phạm Ngọc Thạch, nên thực hiện bảo hiểm toàn dân bởi thực hiện bảo hiểm trên tinh thần tự nguyện để gia tăng vốn cho quỹ bảo hiểm y tế.
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh: Mở rộng các danh mục đồng chi trả bảo hiểm y tế càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, làm được điều này cần phải xem lại quỹ bảo hiểm y tế vì mức đóng hiện nay rất thấp. Mức đóng bảo hiểm của Việt Nam thấp nhất thế giới vì chỉ có mấy trăm ngàn/năm khó để mà chi trả cho những dịch vụ chữa bệnh kỹ thuật cao. Bà Lan cho biết thêm, trong thời gian tới nên xem lại mức đóng sao cho phù hợp dựa trên mức lương để người bệnh được miễn phí ở các dịch vụ chất lượng cao chứ không chỉ là những dịch vụ đơn thuần. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31-12-2012, tổng số người tham gia bảo hiểm y tế là 59,3 triệu người, tăng 9 triệu người so với năm 2009, đạt tỷ lệ 67% dân số. Trước con số tham gia bảo hiểm trên nhiều người cho rằng, tỷ lệ này không đáp ứng nổi cho quỹ bảo hiểm cho nên càng khó khăn khi mở rộng danh mục chi trả đó. "Chỉ có thể bảo hiểm y tế toàn dân thì mới có thể phục vụ được nhiều hơn cho người dân”, bà Lan nhấn mạnh.
Ông Phan Văn Nghiệm, Phó Giám đốc bệnh viện Nguyễn Tri Phương: Theo dự án, bổ sung quy định nâng mức hưởng của thân nhân người có công, người thuộc hộ cận nghèo từ 80% lên 95%. Nâng mức hưởng của người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Vậy như thế nào được hiểu là hộ cận nghèo? Cần thiết có mức chuẩn chung về cận nghèo. Cũng như thế nào là khó khăn?
Theo Báo Đại đoàn kết
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT