Phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH
08/04/2013 07:33 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 286/QĐ-BHXH về Phê duyệt “Đề án Tổng thể phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030”.
Cán bộ, công chức, viên chức Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2012.
Theo đó, mục tiêu chung là xây dựng và phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH trở thành Học viện BHXH vào năm 2020 và phát triển đào tạo đại học vào năm 2030 nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho Ngành và cho xã hội.
Mục tiêu cụ thể phát triển Đề án gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015: Củng cố, phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH chuẩn về quy mô, đạt yêu cầu về chất lượng nhằm đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu đội ngũ công chức, viên chức Ngành BHXH và cán bộ làm nghiệp vụ BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động; xây dựng và ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các nhóm công chức, viên chức Ngành BHXH; xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Tiếp tục thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2013-2015; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cấp Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH thành Học viện BHXH vào năm 2020 đáp ứng yêu cầu đào tạo trong và ngoài ngành.
Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030: chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Học viện tổ chức đào tạo đại học và sau đại học đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho Ngành và cho xã hội.
Giải pháp thực hiện Đề án
Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên: Đối với giảng viên cơ hữu thì xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng; Có cơ chế thu hút, tuyển chọn cán bộ có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng sư phạm; ưu tiên tuyển dụng những người có trình độ trên đại học đã qua giảng dạy; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên tại chỗ; Thực hiện chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên theo quy định của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với giảng viên thỉnh giảng: mời các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia có kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy ký hợp đồng thỉnh giảng; Đảm bảo điều kiện làm việc và cơ chế chính sách đãi ngộ cho giảng viên.
Giải pháp thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH cho các nhóm đối tượng; mở rộng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH theo nhu cầu xã hội, thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo; điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng kế hoạch đào tạo cử nhân chuyên ngành BHXH, BHYT giai đoạn 2020-2030; liên kết với một số cơ sở đào tạo trong nước, đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội, mở rộng liên kết với nước ngoài.
Giải pháp nghiên cứu khoa học: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và hoạt động nghiên cứu khoa học; thành lập Hội đồng khoa học, Hội đồng biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; xây dựng các ngân hàng câu hỏi và Thư viện điện tử; triển khai ứng dựng công nghệ thông tin vào công tác đào tạo và giảng dạy; xây dựng phòng thực hành máy tính với các trang thiết bị hiện đại phục vụ đào tạo.
Quyết định cũng chỉ rõ việc tổ chức thực hiện đối với các đơn vị có liên quan./.
Nguồn TC BHXH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT