Những điểm mới về tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu và bảo hiểm y tế trong năm 2021.
01/01/2021 06:18 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 18/11/2020, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Cụ thể đối với lao động nghỉ hưu trong năm 2021 như sau:
- Lao động nam sinh từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1961 thì tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi 3 tháng. Ví dụ: sinh trong 02/1961 thì hưởng chế độ hưu trí từ tháng 6/2021.
- Lao động nữ sinh từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1966 thì tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi 4 tháng. Ví dụ: sinh trong 02/1966 thì hưởng chế độ hưu trí từ tháng 7/2021.
- Lao động nam sinh từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962 thì tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi 6 tháng.
- Lao động nữ sinh từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967 thì tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi 8 tháng.
Đối với những trường hợp lao động nam sinh trong tháng 12/1960, lao động nữ sinh trong tháng 12/1965 thì hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/01/2021.
Nghị định 135 cũng quy định đối với trường hợp nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn hoặc cao hơn trong điều kiện bình thường.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định như tôi nói ở trên.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đi cùng với sự thay đổi về tuổi nghỉ hưu, cách tính ty lệ hưởng lương hưu cũng điều chỉnh theo lộ trình. Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nam Đóng bảo hiểm xã hội đủ 19 năm khi nghỉ hưu trong năm 2021 thì tỷ lệ hưởng là 45%. (trong năm 2020, khi nghỉ hưu nếu đóng đủ 18 năm BHXH thì được 45%). Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%; Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%. Đối với nữ, đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%; sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.
Ngoài ra, kế từ ngày 01/01/2021, khi đi khám chữa bệnh nội trú không đúng tuyến thì người có Thẻ bảo hiểm y tế được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú (theo mức hưởng của Thẻ bảo hiểm y tế);
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú (theo mức hưởng của Thẻ bảo hiểm y tế).
(Hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của Thẻ bảo hiểm y tế).
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.
Trần Văn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...