Thứ Sáu, ngày 10/01/2025
10 thành tựu nổi bật nhất của y tế Việt Nam năm 2012
24/01/2013 02:58 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ Y tế công bố 10 thành tựu nổi bất nhất của ngành y tế năm 2012.
Giảm thiểu quá tải tại bệnh viện nhất là các tuyến bệnh viện Trung ương đang là nhiệm vụ cấp bách của ngành Y tế Việt Nam
1. Kiểm soát thành công dịch bệnh mới nổi
Năm 2012, ngành y tế Việt Nam đã tiến hành kiểm soát tốt các dịch bệnh mới nổi, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng hơn 4 lần so với năm 2011. Trong năm 2012, ngành y tế Việt Nam cũng đã tìm ra căn nguyên và khống chế thành công hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam tại huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.
2. Ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật y học hiện đại
Năm 2012, ngành y tế cũng đã ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại trong y học tại Việt Nam như ghép tủy đồng loạt, ghép gan, ghép tim, ghép thận, kỹ thuật chẩn đoán di truyền… đem lại hy vọng mới cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhận dân.
3. Điều chỉnh 470/3000 giá dịch vụ y tế
Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế tài chính của đơn vị vì sự nghiệp y tế công lập; Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC. Theo đó điều chỉnh 470/3000 giá dịch vụ y tế.
4. Ban hành luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành “Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá”. Việt Nam là 1 trong 4 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần giảm tải tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người dân Việt Nam, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
5. Đề án tiến tới BHYT toàn dân
Năm 2012, Bộ Y tế cũng đã tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.
6. Giải quyết những chồng chéo trong công tác quản lí
Bộ Y tế đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Nghị định ra đời giải quyết được những chồng chéo nhiệm vụ trong quản lí Nhà nước giữa các bộ ngành và bổ sung đầy đủ chức năng, nhiệm vụ ưu tiên của ngành.
7. Lần đầu tiên đăng cai tổ chức thành công Hội nghị của Tổ chức Y tế giới khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63
Năm 2012, ngành Y tế lần đầu tiên đăng cai tổ chức "Hội nghị của Tổ chức Y tế giới khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 tại Việt Nam". Hội nghị được Giám đốc tổ chức y tế thế giới đánh giá là Hội nghị thành công và ấn tượng nhất. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của 350 đại biểu đến từ 35/37 quốc gia, trong đó có 22 Bộ trưởng. Hội nghị đã thông qua được 9 Nghị quyết về các vấn đề y tế trọng tâm của khu vực Tây Thái Bình Dương.
8. Lấy ngày 2/7 hằng năm là “Ngày Vệ sinh yêu nước”
Ngày 2/7 hằng năm được lấy là “Ngày Vệ sinh yêu nước” nâng cao sức khỏe nhân dân, nhằm huy động toàn xã hội tham gia giải quyết những vấn đề vệ sinh liên quan đến sức khỏe, tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vệ sinh yêu nước từ 2/7/1958.
9. Đã và đang đưa 1350 giường bệnh mới vào sử dụng
Năm 2012, ngành Y tế đã hoàn thành Đề án giảm quá tải bệnh viện trình Chính phủ và bước đầu thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Đã và đang đưa vào sử dụng 1.350 giường bệnh mới thuộc các chuyên khoa ung bướu, tim mạch, nội tiết tại tuyến Trung ương, từng bước góp phần giảm tải bệnh viện.
10. Người Việt dùng thuốc Việt
Trong năm 2012, Bộ Y tế cũng đã triển khai thành công Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Theo VTC News
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT