Chế độ Hưu trí

02/02/2020 10:44 AM


1. Đối tượng: Người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH

2. Điều kiện hưởng:

2.1 Lao động nữ hoạt động không chuyên trách ở xã phường thị trấn đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm

2.2 Lao động đang tham gia BHXH mà đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên và thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

Tuổi

Điều kiện khác

Nam

Nữ

60

55

 

55

50

15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, PCKV 0,7

50

15 năm khai thác hầm lò

Không giới hạn tuổi

Nhiễm HIV/AIDS do rủi ro bệnh nghề nghiệp

 

 

Điều kiện nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Từ

Điều kiện nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Tuổi

Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động

Thời gian

đóng

BHXH

Khác

Nam

Nữ

01/2016

51

46

61% -> 80%

20 năm

 

01/2017

52

47

01/2018

53

48

01/2019

54

49

01/2020

55

50

 

50

45

81%

 

Không phân biệt

61%

15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tỷ lệ % lương hưu

Từ 1/1/2018

Đối với nữ: 15 năm => 45%, cứ thêm 1 năm => 2%

Đối với nam: tỷ lệ 45% tương ứng với số năm đóng theo bảng dưới, cứ thêm 1 năm => 2%         

Năm nghỉ hưu

Thời gian đóng BHXH tương ứng tỷ lệ 45%

Thời gian đóng BHXH tương ứng tỷ lệ tối đa 75%

Năm 2018

16 năm

31 năm

Năm 2019

17 năm

32 năm

Năm 2020

18 năm

33 năm

Năm 2021

19 năm

34 năm

Năm 2022 trở đi

20 năm

35 năm

 

 

4. Cách tính lương hưu:

Lương hưu = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x tỷ lệ % lương hưu.

            Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính như sau:

a) Đối với người có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định:

 

 

bqtl

 

 

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của t
năm cuối trước khi nghỉ việc

(t x 12) tháng

 

t

Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội

= 5

Tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995

= 6

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/2000.

= 8

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2006.

= 10

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2015.

= 15

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2016 đến 31/12/2019

= 20

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến 31/12/2024

Tham gia từ 01/01/2025 => Tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH

 

 

b) Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định :

 

bqtl  =

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH

Tổng số tháng đóng BHXH

 

 

 

 

 

 

c) Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

 

 

 

 

bqtl

 

 

 

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

 

+

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng BHXH

 

  Chế độ hưu trí trong thời gian bị tù giam: Vẫn hưởng lương hưu trong thời gian bị tù giam

  Người đang hưởng chế độ hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư: hưởng trợ cấp 1 lần:

  Người hưởng lương hưu:

            - A. Trước năm 2014:  mỗi năm = 1,5 tháng lương hưu

            - B. Từ năm 2014: mỗi năm = 2 tháng lương hưu.

            Công thức: (A+B)-(Số tháng đã nhận lương hưu x ½) >= 3 tháng lương hưu

  Người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng: 03 tháng trợ cấp đang hưởng;

  Tạm dừng lương hưu, trợ cấp hàng tháng:

  Xuất cảnh trái phép;

  Tòa án tuyên bố mất tích;

  Có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định.         

5. Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu

5.1 Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.

Ví dụ: Ông A sinh ngày 01/3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/4/2016.

5.2 Trường hợp tháng sinh là tháng 12 thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.

Ví dụ: Ông M sinh ngày 01/12/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Thời điểm ông M đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.

5.3 Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh) là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.

Ví dụ: Bà C làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1961. Thời điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.

5.4 Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.

Ví dụ: Bà D sinh ngày 10/5/1965, có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 23 năm. Ngày 05/7/2016, Hội đồng Giám định y khoa kết luận bà D bị suy giảm KNLĐ 61%. Thời điểm bà D đủ điều kiện hưởng lương hưu là ngày 01/8/2016.

5.5 Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì được đóng một lần cho số tháng còn thiếu theo mức 22% tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ BHXH cho số tháng còn thiếu.

Ví dụ: Ông C sinh tháng 3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường, đến hết tháng 3/2016 ông C có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu vào tháng 4/2016 thì ông C được hưởng lương hưu từ tháng 4/2016.

Trường hợp ông C đến tháng 7/2016 mới đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu thì được hưởng lương hưu từ tháng 7/2016.