Cải cách y tế có làm tăng sức khỏe người dân?
31/08/2015 04:24 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Một vấn đề luôn đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách y tế rằng, liệu các cuộc cải cách y tế có thật sự mang lại cuộc sống dài hơn cho người dân hay không?
Các nhà khoa học thuộc Đại học Rotterdam (Hà Lan) và Rostock (Đức) đã theo đuổi một nghiên cứu tại Hà Lan để có câu trả lời về mối liên hệ giữa tăng chi phí cho y tế và khả năng giảm tỉ lệ tử vong của người dân.
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu được thu thập một cách thường xuyên từ của Điều tra Y tế Hà Lan (Permanent Onderzoek Leefsituatie). Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp thuần tập so sánh dữ liệu cá nhân của 7.691 người trong các năm 2001- 2002 với 8.362 người trong 2 năm 2007 và 2008.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã kết hợp dữ liệu từ các nghiên cứu thuần tập với thông tin thường xuyên về số lượt đi khám chữa bệnh, các chỉ định thuốc và số liệu tử vong.
Trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2007, chi tiêu y tế ở Hà Lan đã tăng lên một cách bất thường đáp ứng các yêu cầu cải cách hệ thống y tế, từ khoảng 8% tổng sản phẩm trong nước lên 11,8% trong năm cuối cùng 2011.
Các nhà cải cách y tế thất vọng
Trên thực tế, phần lớn chi tiêu cho y tế cho cải cách y tế lần sau đều cao hơn lần trước. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã không thật sự như mong muốn và làm các quan chức chính phủ quản lý y tế hết sức thất vọng.
Để có thể phân tích mà nhóm nào làm nhóm được hưởng lợi nhiều nhất từ chi tiêu nhiều hơn vào sức khỏe, các nghiên cứu viên đã chia đối tượng nghiên cứu thành 4 nhóm để phân tích: từ mắc một đến 4 bệnh mãn tính (ví dụ, bệnh tiểu đường hoặc bệnh thấp khớp) và (hoặc) các bệnh có khả năng gây tử vong (ung thư, bệnh tim). Số lượt đi khám chữa bệnh và thuốc đã chỉ định cũng được nghiên cứu đầy đủ.
Với các số liệu trong tay các nhà khoa học đã thấy rằng, các nhóm người bị bệnh nặng nhất hưởng lợi nhiều nhất. Nguy cơ tử vong của bệnh nhân trong nhóm năm 2001- 2002 cao gấp 3 lần so với những người khỏe mạnh. Trong khi nhóm quan sát của năm 2007- 2008 nguy cơ này chỉ là 1,5 lần.
Sự sụt giảm này là có thể hiểu được bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe được cải thiện và người dân có thể tiếp cận với dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn... Nhưng tác động tích cực này duy nhất chỉ thấy trong nhóm các bệnh nhân mắc bệnh nặng mà thôi.
Đi khám chữa bệnh nhiều hơn, tỉ lệ tử vong cao hơn?
Hiện vẫn chưa thật sự rõ ràng, giải pháp nào hoặc lần cải cách nào thực sự dẫn đến tác động làm suy giảm tỉ lệ tử vong. Các tác giả nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa tỉ lệ tử vong thấp do với nhu cầu và quyền lợi chăm sóc ngày càng tốt.
Trái lại, nhóm có số lượt đi khám chữa bệnh và sử dụng thuốc cao hơn lại có nguy cơ tử vong cao hơn. Vấn đề này ở Mỹ được gọi là "Nghịch lý trong chăm sóc sức khỏe" đã được tranh luận và thực hiện rất nhiều nghiên cứu.
Mỹ là nước có chi phí y tế cao nhất thế giới khoảng 16% GDP, nhưng số liệu thống kê năm 2014 cho thấy, không có sự tiến bộ nào về tỉ lệ người có sức khỏe tốt hơn so với các năm trước.
Yếu tố gây nhiễu thống kê
Vấn đề đặt ra là liệu kết quả nghiên cứu này đã đủ sức thuyết phục để Hà Lan phải cân nhắc chưa? Các tác giả nghiên cứu cũng tự nhận thấy rằng, trong nghiên cứu này chưa thể loại bỏ tất cả những yếu tố nhiễu trong số liệu như đặc điểm cá nhân, dịch vụ đã sử dụng trong suốt thời gian nghiên cứu khi thực hiện so sánh.
Dù sao đi chăng nữa, đây cũng là một cảnh báo về cải cách y tế và một thông điệp về mối liên hệ giữa tăng chi tiêu y tế với mục tiêu giảm tỉ lệ tử vong của quốc gia.
Nguyễn Khang (theo Ärzte Zeitung, tháng8/2015)
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT