Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động
25/06/2015 08:03 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 25/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động. Trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm có 7 Chương, 93 Điều và bổ sung các chính sách mới so với pháp luật hiện hành :
Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: chính sách thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ; Nhà nước hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; thống kê, báo cáo, điều tra về TNLĐ; bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: bổ sung 02 chính sách mới về bảo hiểm TNLĐ, BNN là: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ-BNN khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN; ghi rõ mức đóng bảo hiểm TNLĐ,BNN linh hoạt, tối đa 1%; chế độ bảo hiểm về BNN cho người mắc BNN sau khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công việc khác; bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi giao kết nhiều hợp đồng lao động bị TNLĐ; bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động khi nhận công việc về nhà làm.
Đổi mới công tác huấn luyện ATVSLĐ, hoạt động kiểm định; hoạt động thống kê, báo cáo, điều tra về TNLĐ, BNN; đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và tự kiểm tra về ATVSLĐ. Quy định cụ thể trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của Hội Nông dân Việt Nam trong bảo đảm ATVSLĐ; quy định Hội đồng ATVSLĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh, doanh nghiệp và cơ chế tham vấn, đối thoại nhằm bảo đảm ATVSLĐ; phân định thẩm quyền quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa Bộ LĐ-TB&XH với các bộ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Thiết lập chặt chẽ hơn hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ: nơi làm việc, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Về cơ bản, việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ khác nhau sẽ hạn chế TNLĐ, BNN, tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.
Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật ATVSLĐ với tỉ lệ 88,87% đại biểu tán thành.
Nguồn baohiemxahoi.gov.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT