Chỉ tài chính công có thể đảm bảo diện bao phủ y tế toàn dân
26/06/2015 03:42 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, các quốc gia trên thế giới đang hướng tới bao phủ y tế toàn dân (BPYTTD) trong Mục tiêu y tế toàn diện cho Nghị trình phát triển sau 2015, do Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đề xuất.
Đây là giải pháp hợp lý vì BPYTTD cải thiện hệ thống y tế, tăng cường tính hiệu quả, góp phần tích cực giảm đói nghèo trên thế giới khi người dân được hưởng các dịch vụ y tế (DVYT) họ cần mà không phải chịu gánh nặng tài chính. Kết hợp các nguyên lý về bao phủ DVYT và bảo hiểm tài chính, BPYTTD đảm bảo nguyên tắc đoàn kết và chia sẻ xã hội: những người giàu, khỏe mạnh hỗ trợ cho người bệnh, người nghèo.
BPYTTD được công nhận rộng rãi là phù hợp cho mọi quốc gia, nhưng không có một mô hình chung nào trong việc tiến tới BPYTTD. Hiện có một số nước đang phát triển đã tìm ra hướng đi riêng, thông qua việc sử dụng tài chính công bắt buộc làm công cụ chủ đạo để đạt tới mục tiêu BPYTTD. Oxfarm nhấn mạnh để đảm bảo tài chính bền vững cho hệ thống y tế toàn dân thì không được lệ thuộc vào nguồn tài chính tư nhân và tiền túi bệnh nhân. Các chương trình BHYT tư nhân bao gồm BHYT dựa trên cộng đồng từng được giới thiệu như sự thay thế cho các khoản chi phí y tế đã liên tục thất bại trong việc cung cấp dịch vụ toàn diện trên quy mô rộng do gói dịch vụ cung cấp không đầy đủ, chi phí quản lý và hành chính cao và không bình đẳng. Vấn đề cơ bản của những chương trình này là dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trong khi không quốc gia nào áp dụng chính sách bảo hiểm tự nguyện mà đạt được mục đích tới BPYTTD.
Theo đánh giá từ một nghiên cứu gần đây của Oxfarm, tài chính công bắt buộc là phương thức tốt nhất để đảm bảo CSSK công bằng và toàn dân ở các nước đang phát triển. Có hai cơ chế tài chính công bắt buộc chủ đạo là hệ thống BHYT xã hội và hệ thống đảm bảo y tế thông qua thuế. Cả hai hệ thống đã cho phép các nước giàu hoàn thành BPYTTD. Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển cần có sự ưu tiên cho khu vực phi chính thức - nơi đa số người dân làm việc. Bất kì cải cách hay thí điểm chương trình tài chính y tế nào cần phải được đánh giá tác động lên toàn bộ dân số thay vì chỉ một nhóm dân số.
Để mục tiêu BPYTTD đạt được kết quả mong muốn, trong quá trình xây dựng chương trình, những người nghèo và dễ bị tổn thương nên được ưu tiên hàng đầu. Các quốc gia đang phát triển nếu muốn BPYTTD thì cần thay thế các cơ chế tài chính tự nguyện bằng hệ thống tài chính công bắt buộc và sử dụng chủ yếu nguồn tài chính thông qua thuế để bao phủ khu vực phi chính thức.
Nguồn baohiemxahoi.gov.vn (HTQT)
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT