Năng suất lao động của Singapore giảm 0,6% trong Quý I/2015

17/06/2015 04:30 AM


Năng suất lao động ở Singapore giảm 0,6% trong quý đầu tiên của năm nay, so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý thứ tư liên tiếp năng suất bị sụt giảm.

Chuyển đổi cơ cấu và nhân khẩu lão hóa đang là một trong những thách thức lớn mà Singapore phải đối mặt nhằm thúc đẩy năng suất lao động, một chuyên gia nhận định. Năng suất lao động ở Singapore giảm 0,6% trong quý đầu tiên của năm nay, so với cùng kỳ năm trước. Đây là quý thứ tư liên tiếp năng suất bị sụt giảm. Trong năm 2014, năng suất giảm 0,8%. Sự suy giảm này chủ yếu do năng suất lao động của dịch vụ ăn uống (3,8%) và sự thu hẹp năng suất trong các ngành kinh doanh dịch vụ (2,9%). Nhưng bù lại 3,4% cho việc tăng năng suất lao động trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Một quan sát viên cho biết, các ngành có định hướng nội địa tiếp tục là rào cản đối với sự tăng trưởng năng suất nói chung.

Ông Rajiv Biswas, Giám đốc cấp cao và chuyên gia kinh tế học khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại IHS cho biết: “Singapore đang phải đối mặt với những thách thức quan trọng để cố gắng thúc đẩy năng suất lao động, chúng tôi thấy sự tác động của yếu tố nhân khẩu đang lão hóa, nó đóng một phần trong việc làm suy giảm tốc độ tăng trưởng năng suất lao động. Tuy nhiên, đây cũng là một sự chuyển đổi kinh tế khiến việc duy trì mức tăng trưởng năng suất cao trở nên khó khăn hơn. Trong lĩnh vực sản xuất, đó là tương đối dễ dàng hơn để sử dụng công nghệ mới và tự động để tăng năng suất. Nhưng nó khó khăn hơn nhiều trong một số lĩnh vực của ngành công nghiệp dịch vụ để làm điều đó. Càng ngày, nó sẽ là cần thiết để tập trung vào thúc đẩy năng suất ngành dịch vụ, và điều đó sẽ được thử thách trong các lĩnh vực như thương mại bán lẻ và các lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng. Trong lĩnh vực sản xuất, tăng năng suất lao động dễ dàng hơn nhờ các công nghệ mới và tự động. Tuy nhiên, đối với ngành dịch vụ thì không thể. Càng ngày, việc tập trung vào thúc đẩy năng suất ngành dịch vụ sẽ trở nên cần thiết hơn và điều đó sẽ được thử thách trong các lĩnh vực như thương mại bán lẻ, khách sạn, nhà hàng”.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc năng suất lao động của Singapore đi xuống. Theo giới chuyên gia, trong số các yếu tố quyết định sư tăng trưởng của năng suất, lao động không phải là yếu tố duy nhất. Trước tiên, xét đến yếu tố đạo đức nghề nghiệp ngày càng suy thoái vì mục đích đảm bảo tiến trình làm việc. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến mối quan hệ giữa suy giảm năng suất lao động và người lao động làm việc đủ 5 ngày trong tuần. Có thể xuất hiện trường hợp “hội chứng cuối tuần kéo dài”, các công nhân sẽ nghỉ thêm hoặc không tập trung làm việc ngay vào ngày thứ Hai đầu tuần. Vì vậy, công nhân nên nghỉ xen kẽ thêm ngày thứ bảy để hiệu quả làm việc được nâng cao. Những nhân công có con cái gửi tại các trung tâm chăm sóc trẻ, trường học có khả năng bị ốm cao. Các bậc cha mẹ bận tâm đến vấn đề chăm sóc con cái khiến năng suất của họ sẽ bị ảnh hưởng khi không tập trung hết sức vào công việc.

Cần phải có chính sách nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thời gian chăm sóc con cái để không ảnh hưởng tới công việc chung. Nên khuyến khích những lao động nữ lớn tuổi trong gia đình trở thành người chăm sóc trẻ tại nhà để giảm bớt mối bận tâm về con trẻ cho lao động trẻ. Hơn nữa, nên kết hợp với quá trình đào tạo nhân viên, người lao động nhằm nâng cao kiến thức trình độ và kĩ năng làm việc là điều cần thiết. Ví dụ, có thể đào tạo một nhân viên để làm nhiều công việc, đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau. Cần phải nghiên cứu kĩ càng hơn về những nguyên nhân khiến năng suất trì trệ và tìm ra những giải pháp thích hợp. Nếu không, năng suất lao động thấp nhưng lại đòi tăng lương thì chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa cho nền kinh tế.

Theo Chất lượng Việt