Châu Á - TBD: Kinh tế càng mạnh, phân hóa giàu nghèo càng lớn

21/05/2015 09:21 AM


Một khu chợ tại Phnom Penh, Campuchia Tại các nền kinh tế lớn như TQ, Ấn Độ bất bình đẳng đang tăng lên trong khi tại một số quốc gia khác, yếu tố này lại có xu hướng giảm.

Đằng sau bức tranh kinh tế "rực rỡ'" của Trung QuốcHệ số Gini (đo lường mức bất bình đẳng trong phân phối của cải tại một quốc gia (chủ yếu là thu nhập, hệ số này càng lớn đồng nghĩa với bất bình đẳng về thu nhập càng cao) của toàn khu vực đã tăng từ 33,5 lên 37,5 trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2014. Hệ số này tăng là do khoảng cách nhu nhập tại một số quốc gia "đầu tầu" kinh tế trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang ngày một rộng thêm. Trong khi đó, tỉ lệ phân bổ về thu nhập giữa 20% nhóm người giàu nhất với 20% nhóm người thuộc đáy tại một số quốc gia như Azerbaijan, Campuchia, Thái Lan lại đang có xu hướng giảm, cũng trong giai đoạn 1990 - 2014, theo một báo cáo của Liên Hợp quốc về Tình hình Kinh tế - Chính trị tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP).

Những tín hiệu tích cực hơn

Tại một số quốc gia ở phía bắc và trung tâm của khu vực, như Armenia, Kyrgyzstan, Nga và Uzbekistan, báo cáo của LHQ đã chỉ ra, khoảng cách giàu nghèo đã thu hẹp một cách đáng kể. “Khoảng thời gian hai thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, tầng lớp được mong đợi sẽ đóng góp không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa” - một nhà phân tích chính sách và chiến lược kinh tế, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB tại Manila, Philippines - “Khi mà người lao động sẽ chuyển dần từ khu vực nông nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp, thu nhập của họ sẽ tăng lên”. Tín hiệu tích cực này cũng đang diễn ra tại các quốc gia như Thái Lan và Malaysia, nơi những chương trình về an ninh kinh tế-xã hội đang được đẩy mạnh hơn (những chương trình tập trung hỗ trợ người nghèo) giúp giảm bất công về thu nhập.

Thực tế thì bất bình đẳng không phải lúc nào cũng có xu hướng lan rộng ra, ví dụ như vào những năm trước thập kỉ 90, một số nền kinh tế tại Đông Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế vô cùng nhanh song song với giảm thiểu bất bình đẳng. Đó chính là nhờ kết hợp những chính sách phát triển kinh tế lành mạnh và sự can thiệp của chính phủ, theo báo cáo của LHQ: “Xu hướng này bắt đầu vào những năm cuối thập kỷ 80 trùng với thời điểm những chính sách kinh tế vĩ mô như tư nhân hóa, toàn cầu hóa, giảm bớt quy định được đem vào áp dụng”.

Năm 2035: Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu sẽ giảm mạnh

Theo Viện Peterson, từ năm 2003 đến năm 2013, bất bình đẳng thu nhập toàn cầu giảm. Hệ số Gini bất bình đẳng toàn cầu đã giảm từ 69 năm 2003 lên 65 trong năm 2013 và thu nhập trung bình đã tăng từ khoảng 1.000 USD đến 2.000 USD chỉ trong 10 năm. Dự báo trong 20 năm tới, tình hình còn khả quan hơn, phần lớn nhờ vào sự tăng trưởng nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường mới nổi. Hàng trăm triệu người sẽ thoát khỏi cảnh nghèo đói do sự tăng trưởng mạnh mẽ của vùng phụ cận châu Phi. Bên cạnh đó, nền kinh tế 1,4 tỷ dân của Trung Quốc tiếp tục mở rộng, mô hình tiêu thụ sẽ giống các nước phương Tây.

Theo ĐVO