Việt Nam đang có 1,75 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5-17
03/11/2014 02:40 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được trong giải quyết vấn đề lao động trẻ em, hiện Việt Nam vẫn có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5-17, chiếm 62% trong tổng số trẻ em hoạt động làm kinh tế, chiếm 9,6% dân số trẻ em.
Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đặc biệt đến bảo vệ và chăm sóc trẻ em nói chung, cũng như phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em nói riêng. Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, đẩy mạnh thực thi pháp luật cũng như thanh tra, xử lý triệt để các vụ việc vi phạm; bảo vệ, hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được trong giải quyết vấn đề lao động trẻ em, hiện vẫn có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5-17, chiếm 62% trong tổng số trẻ em hoạt động làm kinh tế, chiếm 9,6% dân số trẻ em. Sự ra đời của chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em (LĐTE) giai đoạn 2016 - 2020 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về LĐTE; hoàn thiện luật pháp, chính sách về phòng ngừa và trợ giúp LĐTE; thực hiện mạnh mẽ cam kết quốc tế về xóa bỏ các hình thức LĐTE tồi tệ nhất vào năm 2016 và giảm thiểu LĐTE vào năm 2020. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề xuất mức chi 516 tỷ đồng nhằm xây dựng Chương trình này, tổng kinh phí thực hiện chương trình dự kiến được huy động từ các nguồn vốn Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Đối tượng thụ hưởng của chương trình là trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi có nguy cơ hoặc đã tham gia LĐTE, đặc biệt là trong các hình thức lao động nặng nhọc, trong các ngành sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, khai khoáng, nghề thủ công truyền thống và giúp việc gia đình. Những đối tượng trẻ em được thụ hưởng sẽ được tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, được bảo vệ, được đưa ra khỏi lĩnh vực LĐTE thông qua những can thiệp trực tiếp, các hoạt động giáo dục, dạy nghề, an sinh xã hội phù hợp và các dịch vụ bổ trợ khác. Những hộ gia đình ở nông thôn và thành thị có trẻ em được thụ hưởng dự án sẽ được hưởng các hoạt động nâng cao sinh kế, tạo thu nhập trong khuôn khổ phát triển chuỗi giá trị và phương pháp tiếp cận thị trường có định hướng.
LĐTE ở Việt Nam còn tồn tại với số lượng lớn, nhiều em phải bỏ học đi làm, điều kiện làm việc chưa đảm bảo, bị bóc lột sức lao động. Còn khá nhiều trẻ em phải lao động sớm, nhưng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chưa cập nhật đầy đủ. Nhiều địa phương và gia đình không nắm được thông tin về trẻ em đi làm ăn xa; điều kiện lao động nhiều nơi chưa đảm bảo... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhận thức của các bậc cha mẹ còn nhiều hạn chế; quy định về độ tuổi trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa thống nhất với quy định về tuổi của lao động chưa thành niên trong Bộ luật Lao động và độ tuổi LĐTE theo quy định của tổ chức ILO nên khó theo dõi, kiểm soát, thống kê, đánh giá về LĐTE. Luật pháp, chính sách hiện hành chưa quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quản lý trong việc phòng ngừa, xóa bỏ LĐTE; thiếu những quy định cụ thể về cơ chế phát hiện, tố giác và xử lý vi phạm về quyền trẻ em. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chưa thiết kế được bộ công cụ riêng để nhận diện LĐTE cùng các quy trình quản lý, đánh giá về LĐTE để hướng dẫn các địa phương thực hiện...
Theo Tin tức, DTO
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT