Triển khai Luật BHYT sửa đổi: Cần sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan
20/08/2014 02:27 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh tại cuộc họp triển khai thực hiện kế hoạch số 2800/KH-BHXH về việc triển khai thực hiện Luật BHYT sửa đổi được BHXH Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, chiều 19/8/2014. Tham dự cuộc họp còn có các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ Văn Sinh, Nguyễn Minh Thảo, cùng đại diện lãnh đạo các Ban chuyên môn, nghiệp vụ liên quan.
Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT Phạm Lương Sơn cho biết, theo kế hoạch, Bộ Y tế sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH và BHXH Việt Nam để xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm gồm 02 Nghị định, 03 Thông tư liên tịch (TTLT) và 06 Thông tư (TT) chuyên ngành, nhằm hướng dẫn thực hiện Luật BHYT sửa đổi và ban hành trước thời điểm Luật có hiệu lực (01/01/2015). Và tính đến thời điểm này, đối với dự thảo các Nghị định, Bộ Y tế đang tập trung dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT (thay thế Nghị định số 62/2009NĐ-CP); Nghị định hướng dẫn thực hiện BHYT đối với lực lượng vũ trang, được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo. Bên cạnh đó, đối với việc xây dựng dự thảo các TT, thì ngoài dự thảo TTLT thay thế TTLT số 09 đang được Bộ Y tế chủ trì khẩn trương xây dựng, các dự thảo TT khác đều đang ở trong giai đoạn chuẩn bị. Theo đó, Bộ Y tế dự kiến: trong Quý IV/2014 sẽ hoàn thành TT liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, TT hướng dẫn đăng ký KCB BHYT ban đầu và chuyển tuyến đối với bệnh nhân BHYT, TT ban hành quy trình chuyên môn kỹ thuật, quy trình KCB BHYT và hướng dẫn điều trị liên quan đến KCB BHYT; Vào quý II/2015 sẽ hoàn thành TT ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc- vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, TT ban hành danh mục, tỷ lệ và điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; Vào năm 2016 sẽ hoàn thành TT ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT. Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận một số nội dung chưa đạt sự thống nhất trong dự thảo các Nghị định, TTLT và TT như: Về dự kiến mức hỗ trợ đóng BHYT từ NSNN cho đối tượng HSSV (50%) và đối tượng là tất cả các hộ gia đình còn lại (20%), hiện Bộ Tài chính đang cân nhắc vì lo tăng gánh nặng cho NSNN; Về lộ trình nâng mức đóng từ 2015- 2020, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Tài chính xây dựng lộ trình điều chỉnh mức đóng với 03 phương án, tuy nhiên với mỗi phương án, từ năm 2015 không đảm bảo cân đối thu chi trong năm nhưng vẫn có số dư cuối năm; Về trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho y tế trường học và y tế cơ quan; Về chi thù lao cho đại lý thu BHYT; Đề xuất xây dựng 39 mã đối tượng tham gia BHYT (ngoài 34 mã đối tượng đã quy định tại Quyết định 1071/QĐ-BHXH, bổ sung thêm 05 mã đối tượng mới) với 04 mã quyền lợi hưởng BHYT cho các nhóm đối tượng khác nhau để phù hợp với các nội dung sửa đổi của Luật; Về việc xây dựng mã định danh cho các đối tượng tham gia;… Về nội dung xây dựng mã định danh cho đối tượng tham gia BHYT, Phó Tổng Giám đốc Đỗ Văn Sinh nhấn mạnh, phải triển khai và thực hiện cấp mã định danh cho khoảng 63 triệu đối tượng tham gia BHYT. Hiện nay, đã có đủ thông tin, và chỉ tiêu để xây dựng mã định danh cho khoảng 33 triệu đối tượng, cần tập trung thu thập thông tin của 30 triệu đối tượng còn lại. Đây sẽ là bước ngoặt lớn, tạo thuận lợi trong quá trình quản lý chính sách BHYT của Ngành ta. Trước những đề xuất này, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Minh yêu cầu, trong tuần tới, lãnh đạo BHXH Việt Nam và các ban nghiệp vụ, các đối tác cung cấp dịch vụ về CNTT sẽ có cuộc họp, bàn riêng về nội dung xây dựng, mã định danh cho đối tượng tham gia BHYT, và thống nhất phương án phù hợp. Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng, Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh, phải tập trung, tăng cường phối hợp, đảm bảo việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan BHXH ban hành, phổ biến trước thời điểm Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực. Và Tổng Giám đốc đặc biệt yêu cầu, phải khẩn trương Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Luật BHYT sửa đổi. Ban chỉ đạo sẽ do Tổng giám đốc làm Trưởng ban với sự tham gia của các Phó Tổng Giám đốc, và huy động sự vào cuộc của tất cả các ban chuyên môn, nghiệp vụ, các cơ quan thông tin đại chúng của Ngành. Tổng giám đốc yêu cầu các ban nghiệp vụ triển khai xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật BHYT sửa đổi trên tinh thần tiếp thu các ý kiến đóng góp, lập kế hoạch chi tiết của đơn vị mình về xây dựng văn bản, công tác phối hợp với các đơn vị khác; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn Luật BHYT sửa đổi tại địa phương và tại cơ quan BHXH Việt Nam. Đảm bảo ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện kịp thời điểm Luật BHYT sửa đổi có hiệu lực Về lộ trình điều chỉnh mức đóng BHYT giai đoạn từ 2015- 2020, Tổng Giám đốc cho rằng phương án thứ ba là hợp lý và thống nhất chọn phương án này. Với phương án này, theo ý kiến Bộ Y tế và Bộ Tài chính: mỗi năm nâng mức đóng lên 0,3%, kể từ năm 2016, và đạt mức tối đa 6% vào năm 2020 và đảm bảo cân đối thu chi từ năm 2020. Đây là phương án phù hợp với khả năng đảm bảo của NSNN, cũng như của chủ sử dụng lao động và đảm bảo được mục tiêu cân đối quỹ. Tổng Giám đốc đề nghị, về các điểm chưa thống nhất còn lại trong việc xây dựng dự thảo các Nghị định, TTLT, TT các Ban nghiệp vụ cần kiểm tra, cân nhắc từ các số liệu, tình hình thực tế để đề xuất các phương án hợp lý./. Nguồn baohiemxahoi.gov.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT