Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam: Nhiều kết quả trong thực hiện quy chế phối hợp
20/11/2013 12:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 15/11/2013, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện quy chế phối hợp. Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam Mai Đức Chính và Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ Thị Xuân Phương đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự có Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ Văn Sinh, Các Phó Chủ tịch LĐLĐVN: Nguyễn Thị Thu Hồng, Trần Văn Lý, Nguyễn Văn Ngàng cùng đại diện một số đơn vị nghiệp vụ của hai bên.
Theo báo cáo sơ kết, ngay sau khi ký quy chế phối hợp, BHXH Việt Nam và TLĐLĐVN đã thống nhất chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hai bên xây dựng Chương trình, kế hoạch phối hợp. Theo đó, nội dung phối hợp tập trung vào các vấn đề: nghiên cứu đề xuất nội dung sửa đổi Luật BHXH, Luật BHYT; công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT,… Đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố ký quy chế, chương trình phối hợp. Công tác chỉ đạo triển hai Quy chế phối hợp trong thời gian qua đã được lãnh đạo hai bên quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện. Những khó khăn, vướng mắc và những ván đề còn bất cập trong Luật BHXH, Luật BHYT đã được các cấp của BHXH Việt Nam và TLĐLĐVN phản ánh với BHXH Việt Nam và TLĐLĐVN để tổng hợp, đề xuất trong quá trình tham gia sửa đổi. Công tác thông tin tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH, BHYT được chú ý hơn. Báo, Tạp chí và Trang thông tin điện tử của hai ngành thường xuyên đăng tin, bài tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT; phối hợp biên soạn và phát hành 11.500 cuốn Sổ tay BHXH để phát cho người lao động, nhiều lớp tuyên truyền đối thoại, tập huấn đã được tổ chức. Chính những hoạt động này đã góp phần tích cực giúp cho người sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân dân hiểu được rõ hơn chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động về BHXH, BHYT. Điểm nổi bật trong công tác phối hợp giữa hai Ngành chính là công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về BHXH, BHYT. Trong năm qua, đã phối hợp tổ chức hơn 4000 lượt kiểm tra, phúc tra, giám sát tại nhiều đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở khám chữa bệnh. Qua đó phát hiện nhiều vi phạm về chính sách BHXH, BHYT đối với người lao động như: nợ BHXH,trốn đóng BHXH cho người lao động, đăng ký tham gia với mức lương tối thiểu,…Hai Ngành cũng đã phối hợp giải quyết 404 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, 11 vụ lãn công và hàng nghìn trường hợp thắc mắc về chế độ BHXH, BHYT. Phần lớn các khiếu nại, tố cáo và thắc mắc của người lao động được cơ quan BHXH và Liên đoàn Lao động phối hợp giải quyết dứt điểm, kịp thời theo đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Trao đổi tại Hội nghị, đa số các đại biểu đồng tình với báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai Ngành. Các đại biểu đều nhất trí, sự phối hợp giữa hai Ngành được thực hiện tốt, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả các vướng mắc của người lao động. Giải quyết quyền lợi cho người lao động kịp thời, đúng và đầy đủ. Có thể nói quy chế phối hợp đã được triển khai thực hiện tương đối có hiệu quả.
Ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch TLĐLĐVN Mai Đức Chính cho rằng: sau một năm thực hiện, hai bên đã cùng phối hợp giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng, nhất là việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động và từng bước giải quyết tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT đang có xu thế gia tăng của các doanh nghiệp. Thời gian tới, hai bên sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động; phối hợp trình Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để xử lý các doanh nghiệp vi phạm, giải quyết các trường hợp vướng mắc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995…
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ Văn Sinh phát biểu tại hội nghị
Ngoài việc đồng tình với ý kiến dánh giá của Phó Chủ tịch TLĐLĐVN Mai Đức Chính, ông Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc BHXH đã chỉ rõ: việc triển khai thực hiện Quy chế phối hợp chưa thực sự quyết liệt, vẫn còn 01 tỉnh chưa ký quy chế phối hợp, mới có 15/63 tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai ở cấp huyện…Vấn đề này cần được chỉ rõ nguyên nhân trên cơ sở đó đưa ra giải pháp khắc phục cụ thể. Cần tổ chức sơ kết tại các tỉnh, làm rõ những tồn tại vướng mắc để sửa đổi cho phù hợp để Quy chế phối hợp đi vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ Thị Xuân Phương phát biểu kết luận hội nghị
Kết luận Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đỗ Thị Xuân Phương nhấn mạnh: Sau một năm thực hiện quy chế phối hợp, nhiều kết quả quan trọng đã đạt được. Qua nghiên cứu, nhiều ý kiến góp ý sửa đổi Luật BHXH, BHYT, Luật việc làm đã được đề xuất; Công tác tuyên truyền thông chính sách BHXH, BHYT; Công tác kiểm tra, giám sát và hoạt động trao đổi thông tin đã được đẩy mạnh đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong giải quyết chế độ ngắn hạn và những vấn đề có liên quan đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995; trong triển khai phối hợp tại một số tỉnh chưa ký kết được; hiệu quả công tác tuyên truyền đối thoại là rất tốt, nhưng chưa được nhân rộng;… Thời gian tới công tác phối hợp giữa BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động ngày càng tốt hơn./.
Nguồn baohiemxahoi.gov.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Sử Dụng CCCD Gắn Chip Trong Khám Chữa Bệnh BHYT