Cải cách tiền lương: Nhà nước sẽ không can thiệp vào thang, bảng lương của doanh nghiệp
12/02/2019 05:00 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
“Đến năm 2021, Nhà nước không can thiệp vào thang, bảng lương của doanh nghiệp, nhưng sẽ có mức lương tối thiểu, người lao động có thể thỏa thuận lương…”, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đã cho biết tại buổi giao ban đầu năm của Bộ được tổ chức mới đây.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2019, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục thực hiện nghiêm túc phương châm “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả” để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ về lao động, người có công và xã hội. Trong đó tập trung khẩn trương hoàn thiện dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Đề án cải cách tiền lương, chính sách BHXH, Pháp lệnh Ưu đãi người có công (sửa đổi). Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động. Thực hiện tốt chính sách tiền lương, BHXH, BH thất nghiệp...
Cải cách chính sách tiền lương nhằm bảo đảm tốt hơn đời sống cho người lao động (Ảnh minh họa)
Về vấn đề án cải cách tiền lương, sau hơn nửa thập kỷ với 4 lần thực hiện cải cách chính sách tiền lương cùng với nhiều Nghị quyết của Đảng và Nhà nước được ban hành, chế độ tiền lương hiện hành vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.
Tháng 5/2018, Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) đã thông qua Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp, được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá mới về chính sách tiền lương trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết là giảm dần sự can thiệp của Nhà nước về vấn đề tiền lương trong khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, công việc phải làm liên quan đến tiền lương khối doanh nghiệp đó là trước mắt phải tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến vấn đề này để vừa đáp ứng được yêu cầu trong nước, nhưng lại phù hợp với thị trường lao động quốc tế. Tiếp đến, Nhà nước sẽ phải hướng dẫn cho doanh nghiệp trong việc tăng cường thỏa thuận, thỏa ước lao động giữa người lao động và giới chủ. Và Nhà nước sẽ tiến tới đến năm 2021 không can thiệp vào thang, bảng lương của doanh nghiệp, nhưng sẽ can thiệp bằng cách đưa ra mức lương tối thiểu, mức sống tối thiểu và người lao động có quyền thỏa thuận với doanh nghiệp. Nhà nước sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chính sách này./.
Theo BHXH VN
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...