HĐND quyết định hỗ trợ vượt mức để mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo là phù hợp

31/01/2013 04:14 AM


Thực tế cho thấy, HĐND tỉnh quyết định hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo cao hơn mức quy định của Thủ tướng Chính phủ là phù hợp. Tuy nhiên để xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND và UBND cấp tỉnh, cần trao đổi để các địa phương thực hiện thống nhất.

Về BHYT tự nguyện (dành cho những người dân làm nghề tự do, kinh doanh, nội trợ…) tính đến cuối năm 2012, toàn thành phố có tổng cộng 721.390 người tham gia (trong đó diện tạm trú có 28.130 người).

Việc không cho những người diện BHYT tự nguyện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở các bệnh viện cấp thành phố theo quy định của Thông tư 10/209/TT-BYT và hướng dẫn của BHXH Việt Nam đã gây phản ứng lớn từ phía người dân.

Phần lớn người tham gia BHYT tự nguyện đều đang có bệnh nặng, bệnh mãn tính, chi phí điều trị cao (theo thống kê, chỉ riêng diện này đã làm mất cân đối 1.124 tỉ đồng trong năm 2012).

Trong năm qua, BHXH TP.HCM đã khởi kiện 594 đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH, với số tiền gần 237 tỉ đồng. Kết quả, chỉ mới thu hồi được gần 65 tỉ đồng.

Theo cơ quan BHXH, khó khăn trong khởi kiện các đơn vị nợ tiền BHXH hiện nay là tòa án thụ lý hồ sơ còn chậm, dẫn đến số tiền nợ của các đơn vị tăng lên nhanh chóng; một số tòa án không không chấp nhận đơn khởi kiện chi nhánh trực thuộc tổng công ty…

Quyết định 797/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Chủ tịch UBND tỉnh có trách nhiệm: “Căn cứ khả năng ngân sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác có thể quyết định mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu”. Vì vậy, có địa phương UBND tỉnh trình HĐND quyết định hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng này từ năm 2011-2015, nhưng không được thông qua. Có ý kiến cho rằng HĐND tỉnh ban hành nghị quyết là có căn cứ, làm cơ sở cho UBND tỉnh xây dựng dự toán ngân sách hàng năm trình HĐND bố trí nguồn ngân sách để Chủ tịch UBND quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng.

Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định: HĐND tỉnh có quyền quyết định biện pháp bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa...; biện pháp thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và xóa đói, giảm nghèo. Tức là, HĐND tỉnh có quyền quyết định  biện pháp để giảm bớt khó khăn cho hộ cận nghèo, trong đó có việc hỗ trợ người thuộc hộ cận nghèo có thẻ BHYT. Luật BHYT quy định: Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng BHYT cho người có công với cách mạng và một số đối tượng xã hội; UBND các cấp có trách nhiệm bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng NSNN đóng hoặc hỗ trợ.

Như vậy, việc hỗ trợ tiền đóng BHYT cho các đối tượng phải là Nhà nước quyết định; mặt khác Luật NSNN giao HĐND cấp tỉnh hàng năm quyết định dự toán thu ngân sách địa phương, chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp tỉnh và cấp dưới chi tiết theo các lĩnh vực. Tức là, mọi nguồn thu ngân sách địa phương bao gồm các khoản ngân sách địa phương và các nguồn thu hợp pháp khác trên địa bàn đã được HĐND tỉnh cân đối trong dự toán thu, chi ngân sách hàng năm theo phân cấp. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh không có nguồn kinh phí để quyết định mức hỗ trợ cao hơn quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hơn nữa, HĐND tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp tỉnh, huyện, xã ổn định giai đoạn 2011-2015 trước khi Thủ tướng Chính phủ nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, nên nội dung chi ngân sách hàng năm chưa có khoản để Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ mua thẻ BHYT cao hơn cho hộ cận nghèo. Tức là, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chưa có căn cứ để lập dự toán ngân sách hàng năm trình HĐND quyết định nguồn kinh phí vượt quy định để chi hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo.

Thực tế, UBND tỉnh trình HĐND ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, tức là HĐND tỉnh ban hành nghị quyết mang tính QPPL để áp dụng trong nhiều năm. Theo Luật Ban hành văn bản QPPL, ở địa phương chỉ có HĐND và UBND mới có thẩm quyền ban hành loại văn bản này. Nếu chỉ dựa vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ để khẳng định HĐND tỉnh không thuộc thẩm quyền quyết định kinh phí cho đối tượng này, thì cơ quan nào ban hành văn bản QPPL này, trong khi luật và các văn bản liên quan không quy định UBND tỉnh quyết định? Hơn nữa, dự toán ngân sách tỉnh chi cho người thuộc các hộ cận nghèo trên địa bàn trong năm một khoản tiền không nhỏ, do đó, việc đưa ra cơ quan đại diện của nhân dân (HĐND tỉnh) để bàn bạc dân chủ, công khai, minh bạch trước khi Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cho từng đối tượng là phù hợp với chủ trương của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Do vậy, HĐND tỉnh quyết định hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn 2011 - 2015 là phù hợp. Đây là việc nhỏ trong hoạt động của bộ máy nhà nước địa phương nhưng liên quan đến việc áp dụng pháp luật để xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của HĐND và UBND cấp tỉnh. Vì vậy, cần trao đổi để các địa phương thực hiện thống nhất. Qua đó, khẳng định rõ việc sử dụng ngân sách nhà nước do nhân dân, các tổ chức, đơn vị đóng góp phải do cơ quan nhà nước được nhân dân ủy nhiệm quyết định.

Nguồn ĐBND