Nghề đào tạo phải giúp giảm thất nghiệp
26/04/2013 03:13 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Số lao động nông thôn được học nghề ngày càng tăng, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Sáng 20-4, UBND TPHCM đã sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 1956).
Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của TP,tặng bằng khen cho cá nhân, tập thể có thành tích trong thực hiện Quyết định 1956
Theo đại diện Sở LĐ-TB-XH TP, đơn vị thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của TP, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có những chuyển biến tích cực và mang lại một số hiệu quả. Một bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề đã có việc làm ổn định; TP đã xây dựng được một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn làm cơ sở để nhân rộng, giúp người dân tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP, cho biết TP hiện 5 huyện và 43 phường còn lao động nông thôn với trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động. Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội khu vực nông thôn trong những năm qua được cải thiện đáng kể; nhiều vùng phát triển đô thị hóa với tốc độ nhanh, tỉ lệ đất nông nghiệp thu hẹp dần, một bộ phận lớn lao động nông thôn phải chuyển đổi nghề nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, số còn lại phải thay đổi kỹ thuật sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị cao và các dịch vụ khác, nhất là khu vực ngoại thành.
Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của TP, thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện chỉ mới có những kết quả bước đầu. Theo ông Thuận, Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị đã nêu rõ TPHCM là một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ nên càng đòi hỏi ngành nông nghiệp cũng phải theo hướng công nghệ cao và càng đặt ra nhu cầu lao động được đào tạo ngày càng chất lượng hơn.
Tuy nhiên, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của từng địa phương; việc triển khai còn thiếu định hướng dài hạn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thị trường, sản xuất nông nghiệp.
Về phương hướng, nhiệm vụ từ năm 2013 đến 2015, ông Hứa Ngọc Thuận chỉ đạo việc xác định các nghề được đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương, phù hợp với tốc độ đô thị hóa và thay đổi của nền nông nghiệp TP; nghề đào tạo phải đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và nhu cầu phát triển của TP; bớt đào tạo những nghề không phục vụ yêu cầu phát triển của địa phương, không tổ chức dạy nghề nếu không dự báo được mức thu nhập của người lao động sau đào tạo. Đặc biệt, nghề đào tạo phải giúp địa phương giảm dần số thất nghiệp do không còn đất canh tác, chuyển đổi cơ cấu lao động.
Đã thí điểm tại nhiều nơi
Để thực hiện Quyết định 1956, TP đã thực hiện thí điểm các mô hình dạy nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới là Tân Thông Hội và Thái Mỹ (huyện Củ Chi), Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Nguồn Báo Người lao động
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Trên 28.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...