Mỗi người Việt Nam đang gánh 808 USD nợ công
23/04/2013 02:55 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
(chinhphu.vn) - Chiều 15/4, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, báo chỉ số nợ công của Việt Nam hiện đang chiếm 49,2% GDP toàn quốc.
Theo đó, với tổng mức nợ công hiện là 72,523 tỷ USD, tính theo mức dân số Việt Nam mà Global debt clock cung cấp là 89.740.893 người, mỗi người dân đang "gánh" 808,1 USD nợ công. Trước đó, ngày 17/1/2013, nợ công của Việt Nam ở mức trên 70,576 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 787,9 USD; nợ công chiếm 49,5% GDP, tăng 13% so với năm 2011. Còn trước nữa là ngày 4/9/2012, nợ công Việt Nam khoảng 67,6 tỷ USD, tương đương 50% GDP, bình quân nợ là 756,9 USD/người dân. Tính từ ngày 4/9/2012 đến nay, nợ công Việt Nam đã tăng 4,9 tỷ USD.
Cũng theo Global debt clock, nợ công toàn cầu 15 giờ ngày 15/4 đang là trên 50.419 tỷ USD. So với Việt Nam, nợ công của một số nền kinh tế khác cao hơn nếu tính theo tỷ lệ bình quân dân số, như Mỹ 38.087 USD/dân; Trung Quốc 1.045 USD/dân; Thái Lan 2.738 USD/người dân; Malaysia 6.148,4 USD/dân; Nga 1.224 USD/dân… Tuy nhiên, tính theo GDP, nhiều nền kinh tế khác có tỷ lệ nợ thấp hơn Việt Nam, như Trung Quốc 16,1%; Thái Lan 48,8%; Nga 8,2%. Còn Mỹ, Malaysia, Ấn Độ có tỷ lệ nợ theo GDP cao hơn Việt Nam, với chỉ số lần lượt là: 75,9%; 57,5%; 50,3%.
Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, đẩy mạnh tái cơ cấu, Việt Nam có thể tiến tới vị thế kinh tế mới. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế nhưng đang gặp một số thách thức như tăng trưởng chậm hơn, khó khăn của hệ thống ngân hàng và thị trường bất động sản, một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả… Thực tế này đòi hỏi phải đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nhằm khai thác các tiềm năng tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, bền vững trong phát triển kinh tế, nâng vị thế thị trường.
Chuyên gia IMF, ông Alfred Schipke, đánh giá Việt Nam đang hội nhập tích cực với toàn cầu, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam, xuất khẩu tăng trưởng cao… Đặc biệt, trong thời gian tới, với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mang lại nhiều lợi ích. Các nền kinh tế Châu Á, trong đó có Việt Nam, sẽ tiếp tục phát huy lợi thế cơ cấu dân số, tiếp tục dẫn đầu về phát triển kinh tế, phát huy hiệu quả của thương mại trong thời gian tới. Để tận dụng cơ hội tốt hơn, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình cải cách, đặc biệt là cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, xây dựng các biện pháp giảm sốc trong chính sách tài khóa và kinh tế đối ngoại.
Đại diện Việt Nam đầu tiên vào Top công ty lớn nhất thế giới của Forbes
Tạp chí Mỹ Forbes vừa công bố danh sách Forbes Global 2000 gồm những công ty lớn và quyền lực nhất thế giới. Trong đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) xếp thứ 1764. Xét riêng về lợi nhuận, Vietinbank đứng thứ 1682 và về tài sản là 874. Báo cáo tài chính của Vietinbank cho thấy đến cuối năm 2012, tổng tài sản đạt 503.500 tỷ đồng, tăng 9,4% so với 2011. Lợi nhuận trước thuế 8.213 tỷ đồng, đạt 109% mục tiêu. Với con số này, Vietinbank đã dẫn đầu ngành ngân hàng năm 2012 về quy mô lợi nhuận.
Danh sách năm nay của Forbes có sự góp mặt của 63 quốc gia, ít hơn 3 so với năm ngoái. Mỹ - nền kinh tế số một thế giới đóng góp nhiều nhất với 543 công ty. Theo sau là Nhật Bản với 251 đại diện và Trung Quốc với 136. Đây là năm đầu tiên kể từ 2004, số công ty Trung Quốc lọt danh sách này không tăng. 11 quốc gia chỉ có một công ty, trong đó có New Zealand, Cộng hòa Séc và Việt Nam. Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã soán ngôi đại gia dầu lửa Exxon Mobil (Mỹ) để lần đầu tiên thành công ty lớn nhất thế giới. Một nhà băng khác là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) cũng nhảy tới 11 bậc để lên vị trí thứ hai. Dù vậy, E.ON của Đức mới là công ty có tốc độ thăng hạng “khủng” nhất với hơn 300 bậc, lên thứ 99 năm nay.
Tiêu chí đánh giá và xếp hạng của Forbes gồm doanh thu, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường. Tổng cộng, 2000 công ty đạt doanh thu 38.000 tỷ USD, 2.430 tỷ lợi nhuận, 159.000 tỷ tài sản và 39.000 tỷ giá trị thị trường. Số nhân viên là 87 triệu người trên toàn thế giới. Các số liệu đều tăng so với năm ngoái, trừ lợi nhuận. Forbes đánh giá những nước nổi bật về tăng trưởng trên cả bốn tiêu chí năm nay là Singapore, Thái Lan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE). Xét riêng từng lĩnh vực, Exxon Mobil là công ty có lợi nhuận lớn nhất, Apple là hãng giá trị nhất. Walmart trở lại ngôi vô địch doanh thu, còn đại gia cho vay thế chấp Fannie Mae dẫn đầu về tài sản.
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Trên 28.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...