Làm khó bệnh nhân
30/05/2013 09:05 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên đã ở mức báo động từ nhiều năm nay. Giảm tải cho các bệnh viện là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Ảnh minh họa. (Nguồn internet)
Bộ Y tế đã nhiều lần bàn bạc, nghiên cứu, đề xuất hàng loạt biện pháp để giảm tải nhưng đến nay vẫn chưa cải thiện được.
Trong khi người dân đang bức xúc vì quy trình khám bệnh rườm rà, mất thời gian; phải nằm ghép 3-4 người/giường bệnh thì mới đây, Bộ Y tế lại đề xuất giảm tải bằng quy trình ngược. Ðó là trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế chủ trương đánh vào túi tiền người bệnh bằng cách giảm mức chi trả hoặc không thanh toán đối với bệnh nhân khám chữa bệnh trái tuyến nhằm hạn chế bệnh nhân vượt tuyến. Ngoài ra, dự thảo cũng đề nghị tăng mức đóng BHYT từ 4,5% lên 6% lương cơ bản.
Lãnh đạo ngành y tế đã nhiều lần khẳng định một trong những biện pháp giảm tải bệnh viện là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở, đặc biệt là các bệnh viện quận, huyện. Ðây mới là biện pháp căn cơ nhưng để giải quyết bài toán này phải có thời gian và nguồn nhân lực y tế chất lượng cao.
Thực tế, rất nhiều bệnh nhân đã gặp "lang băm" ở các bệnh viện tuyến dưới. Một bệnh nhân lớn tuổi tại Tây Ninh khám bệnh ở tuyến huyện được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường. Sau hơn 1 tháng uống thuốc tiểu đường, bệnh nhân này phải đi cấp cứu vì đường huyết hạ quá thấp. Bệnh nhân buộc vượt tuyến về điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy và các bác sĩ tại bệnh viện này hết sức ngạc nhiên vì sao bệnh nhân không bị tiểu đường lại được bác sĩ cho uống thuốc tiểu đường! Hay như những tai biến sản khoa dồn dập xảy ra ở Bệnh viện Ða khoa Quảng Ngãi trong thời gian qua khiến nhiều sản phụ "xa lánh" bệnh viện này.
Chủ trương giảm tải bệnh viện nếu thực hiện theo dự thảo trên chưa chắc đã hiệu quả. Bệnh nhân khá giả vẫn sẽ vượt tuyến ào ào bởi tâm lý thà mất tiền còn hơn mất mạng. Thiệt thòi nhất vẫn là những người nghèo phải chấp nhận điều trị tại các tuyến cơ sở mà họ biết rằng chất lượng bèo bọt. Ngoài ra, còn có thể nảy sinh những tiêu cực khác như "đưa phong bì" để được chuyển viện.
Vào tháng 6-2012, Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề án giảm tải bệnh viện với hàng loạt biện pháp như tăng cường cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực... Thế nhưng, bộ đang đứng trước nhiều khó khăn, đặc biệt về ngân sách y tế nên các biện pháp khả thi để giảm tải bệnh viện vẫn đang "giậm chân tại chỗ". Dù vậy, chủ trương giảm tải bệnh viện như trong dự thảo nêu trên chắc chắn không thuận lòng dân. Dư luận đang băn khoăn liệu thực hiện việc tăng thu, giảm chi, đánh vào túi tiền của bệnh nhân có giảm tải được các bệnh viện hay chỉ làm khó thêm cho người nghèo.
Nguồn Báo người lao động
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...