Học giả, thất nghiệp thật
25/03/2013 09:41 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Học giả, bằng thật, thiếu kỹ năng chuyên môn…trở thành những nguyên nhân khiến sinh viên khi ra trường thường bị các tổ chức, doanh nghiệp “chê”, dẫn tới cảnh tượng thất nghiệp tràn lan.
Phần lớn sinh viên ra trường đều phải đối mặt với nhiều khó khăn khi xin việc
Buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận của UBTV Quốc hội dường như nóng hơn với một số chủ đề nóng trong ngành giáo dục hiện nay, điển hình như căn “bệnh thành tích”, dẫn đến hệ quả hàng triệu sinh viên đang phải đổi mặt với cảnh ra trường, thất nghiệp.
Sẽ công bố công khai tiêu cực trong thi cử
Về vấn đề tiêu cực, Bộ trưởng GD tiết lộ ở kỳ thi tốt nghiệp trước, Bộ GD&ĐT đã tổ chức họp kín với các giám đốc Sở, yêu cầu triển khai thi nghiêm minh, đồng thời giao hẹn với nhau sẽ chấm kiểm tra lại. Kỳ thi kết thúc đoàn thanh tra đã lựa chọn 16 tỉnh có kết quả tăng đột biến. Sau đó đã gửi văn bản mật cho bí thư, chủ tịch của 16 tỉnh bị kiểm tra, đồng thời cũng thông báo cho Giám đốc Sở GD của các tỉnh không bị kiểm tra để thấy rõ tình hình. “Bản thân cán bộ coi thi, chấm thi không phải tốt hết. Vì thế cần có cơ chế giám sát cán bộ coi thi, cán bộ chấm, chỉ đạo thi. Chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý tiêu cực. Kỳ thi trước chỉ thông báo thầm lặng chứ không làm rối lên. Sắp tới chúng tôi sẽ làm rộng rãi và tiến hành công bố công khai” – Bộ trưởng phát đi cảnh báo.
Thừa nhận chương trình học trong SGK quá nặng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết đã có quyết định trong việc giảm tải: “Việc dạy học thêm tràn lan quá mức do bị tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Bộ đang làm việc với từng địa phương để xử lý vấn đề này”. Đề cập đến thực trạng quá tải về nội dung của SGK, dẫn đến dạy thêm học thêm, ĐB Nguyễn Thanh Thụy, đoàn Bình Định chất vấn Bộ trưởng, trước con số 30 địa phương chưa quản lý tốt vấn đề dạy thêm, học thêm, Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục trong thời gian tới? Trước báo cáo của Bộ GD về hiện tượng nâng điểm ở nhiều tỉnh đã bị phát hiện, có ĐB đã đề cập đến căn “bệnh thành tích”, đồng thời “truy” trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này.
Thiếu đất dụng võ hay thiếu kỹ năng?
Cũng chính vì căn bệnh thành tích, tình trạng học giả bằng thật khiến sinh viên hiện nay hoàn toàn thiếu kỹ năng, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao khi ra trường. Nguyên nhân của việc thiếu kỹ năm, theo ĐBQH Trần Xuân Vinh, nó được bắt đầu ngay từ quá trình thực tập. Việc quản lý lỏng lẻo, thậm chí bỏ ngỏ khiến sinh viên chỉ đối phó bằng cách xin số liệu, chế biến đi rồi làm kết quả thực tập. “Vậy trách nhiệm thuộc về ai?”, đồng thời ông Vinh cũng chất vấn Bộ trưởng “có giải pháp gì khắc phục tình trạng này không?”. Đưa ra con số cụ thể, ĐBQH Trương Minh Hoàng, đoàn Cà Mau cho biết, hiện cán bộ công chức, cán bộ cấp xã đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ còn dưới 60%, đội ngũ bán chuyên trách cũng chỉ đạt dưới 40%. Trong khi đó đội ngũ sinh viên vừa ra trường, khát khao được cống hiến lại chẳng có “đất dụng võ”. Vậy nguyên nhân do chất lượng đào tạo hay do việc thay thế số cán bộ cũ rất khó khăn?
Lý giải về hiện tượng thành tích, dẫn đến việc thiếu kỹ năng và thất nghiệp khi ra trường của sinh viên, Bộ trưởng Luận khẳng định có hiện tượng học giả, bằng thật. Nhiều trường tuyển dụng chỉ coi bằng cấp là duy nhất mà không chú ý đến kỹ năng. Trong khi DN khi tuyển dụng thì vấn đề bằng cấp chỉ là điều kiện, quan trọng là họ sẽ thử và thi tay nghề thực. Bộ trưởng GD cũng thừa nhận quá trình thực tập của sinh viên chưa được chú ý, còn nhiều lỏng lẻo. Trách nhiệm một phần thuộc về nhà trường vì chưa chủ động về việc này. Bên cạnh đó DN cũng chưa cảm thấy có trách nhiệm. Khi nhận sinh viên vào cũng không cho làm công việc thực tế, sinh viên chỉ xem người ta làm rồi lấy số liệu. Khắc phục tình trạng này, Bộ GD đã trao đổi với Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, và họ đã đồng ý giúp đỡ trong việc bồi dưỡng kỹ năng thực tế cho sinh viên.
Lên quan đến chất lượng cán bộ công chức hiện nay, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, hiện đội ngũ công chức ở đồng bằng, đô thị đang đạt mức chuẩn khoảng 90%. Còn ở miền núi, hải đạo, dân tộc thiểu số tỷ lệ chuẩn đạt thấp hơn với 70%. Theo nghị định 18, đến năm 2015 công chức ở đồng bằng, đô thị sẽ cơ bản phải đạt chuẩn toàn bộ. Khu vực miền núi, hải đảo kinh kế còn nhiều khó khăn nên phấn đấu đến 2015 đạt trên 80%. Riên đối với vùng này, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, ngoài chế độ ưu đãi, nhà nước sẽ có chính sách thu hút lực lượng sinh viên mới ra trường về làm việc.
Theo GDVN
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...