Liên thông ĐKKS - Hộ khẩu - BHYT: Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng
29/08/2013 09:41 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo pháp luật hiện hành, người dân mất khá nhiều thời gian, công sức đi lại các cơ quan khác nhau để làm các thủ tục đăng ký khai sinh (ĐKKS), đăng ký thường trú/tạm trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên, kết quả thí điểm mô hình "3 trong 1” tại một số tỉnh cho thấy, việc áp dụng mô hình này đã giúp Nhà nước tiết kiệm đáng kể về chi phí đồng thời hạn chế đáng kể thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân.
Người dân được hưởng lợi
Theo Bộ Tư pháp, mô hình "3 trong 1” thực chất là việc cắt giảm bớt phiền hà về thời gian và đi lại cho người dân trong quá trình làm đăng ký khai sinh cho trẻ. Cụ thể, các thủ tục như đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú/tạm trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ đều được thực hiện ở cấp xã hoặc nhận hồ sơ từ bộ phận một cửa cấp xã. Theo đó, khi người dân đến ĐKKS cho con, cán bộ một cửa tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ theo quy định, rồi chuyển toàn bộ hồ sơ sang cán bộ hộ tịch. Khi ĐKKS xong, cán bộ hộ tịch chuyển trả giấy khai sinh và sổ hộ khẩu sang cán bộ phụ trách thương binh và xã hội đăng ký thẻ BHYT cho trẻ. Thực hiện xong, cán bộ phụ trách thương binh và xã hội chuyển tiếp hồ sơ sang cán bộ phụ trách hộ khẩu. Sau khi hoàn tất thủ tục, cán bộ hộ khẩu chuyển hồ sơ về bộ phận một cửa trả cho công dân. Quy trình này vô cùng tiện lợi giúp người dân giảm đáng kể việc đi lại. Chính vì vậy, người dân gọi mô hình này là "3 trong 1”.
Tại TP. Hồ Chí Minh, theo thống kê của Sở Tư pháp gần như toàn bộ 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố đã thực hiện quy chế một cửa liên thông nhóm thủ tục hộ tịch - BHYT - hộ khẩu. Từ kết quả khảo sát của Sở Tư pháp vào năm 2012 cho thấy, nếu thực hiện độc lập các thủ tục ĐKKS - BHYT - đăng ký thường trú cho trẻ em dưới 6 tuổi thì tổng thời gian xử lý hồ sơ kéo dài đến 26 ngày. Trên cơ sở này, cuối tháng 1/2013, UBND TP.HCM đã ra Quyết định 07 ban hành quy chế một cửa liên thông các thủ tục nói trên. Nhờ vậy, thời gian làm các thủ tục ĐKKS - BHYT - đăng ký thường trú cho trẻ dưới 6 tuổi rút ngắn còn 11 ngày. Đồng thời, người dân chỉ cần nộp hồ sơ ở UBND cấp xã là thực hiện được các thủ tục trên.
Tương tự, từ tháng 7-2010, Phòng Tư pháp huyện Bến Lức (Long An) đã phối hợp với Phòng Nội vụ và các ngành có liên quan đề nghị UBND huyện cho phép thực hiện thí điểm mô hình khi trẻ ĐKKS sẽ được cấp luôn thẻ BHYT và nhập hộ khẩu tại thị trấn Bến Lức và xã Lương Hòa. Theo đó, khi người dân đến ĐKKS cho con, cán bộ một cửa tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ theo quy định, rồi chuyển toàn bộ hồ sơ sang cán bộ hộ tịch, cán bộ làm BHYT và cán bộ hộ khẩu. Chỉ trong thời hạn 3 ngày, người dân nhận được 3 loại giấy tờ trên tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính xã. Theo thống kê tính đến năm 2012 UBND xã Lương Hòa đã giải quyết được gần 8.000 trường hợp ĐKKS. Theo đó, 100% trường hợp này được đăng ký thường trú/tạm vắng và BHYT tới đúng địa chỉ.
Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, trong quá trình kiểm tra tại hai tỉnh thực hiện mô hình 3 trong 1, người dân đều đánh giá rất cao mô hình này vì nó giúp người dân cắt giảm về làm thủ tục. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, việc tổ chức liên thông đã tạo nên những chuyển biến trong công tác quản lý dân cư và có thể coi mô hình trên là bước đi đầu tiên trong việc bảo đảm thống nhất quản lý dân cư.
Việc xây dựng mô hình liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính sẽ góp phần giảm bớt nhiều thủ tục rườm rà đang là trở ngại với người dân, doanh nghiệp. Ảnh: Hà Nội mới
Cần nhân rộng
Hiệu quả mô hình "3 trong 1” đã thấy rõ song hiện nay mới được thí điểm ở TP. Hồ Chí Minh và Long An. Bộ Tư pháp đang đề xuất nhân rộng mô hình một cửa liên thông các TTHC, trong đó có liên thông việc ĐKKS - đăng ký thường trú/ tạm trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi để áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Theo dự thảo Đề án, công dân có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu điện đến UBND cấp xã nơi có thẩm quyền giải quyết đăng ký khai sinh hoặc khai tử. Nếu có nhu cầu, công dân sẽ đăng ký dịch vụ trả kết quả qua hệ thống bưu điện để được nhận kết quả chuyển phát đến tận nhà.
Theo tính toán của nhóm soạn thảo, với các quy định hiện hành, để đăng ký khai sinh, hộ khẩu, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới sáu tuổi, người dân phải đi lại ít nhất ba lần tại hai cơ quan khác nhau (UBND cấp xã và công an huyện/xã), do đó mất ít nhất sáu buổi và đi lại 12 lần, đồng thời phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhiều thông tin cá nhân, trong đó có nhiều thông tin trùng lắp. Tương tự, để đăng ký khai tử, xóa tên khỏi hộ khẩu, người dân phải mất ít nhất bốn buổi, đi lại tám lần trong đó có hai buổi đến nộp hồ sơ và hai buổi đến nhận kết quả…
Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp) Ngô Hải Phan khẳng định, với 1,7 triệu trẻ được sinh trung bình mỗi năm, nếu triển khai mô hình liên thông trong cả nước, năm đầu sẽ tiết kiệm gần 212 tỷ đồng, từ năm thứ hai trở đi là xấp xỉ 200 tỷ đồng cho việc thực hiện các TTHC về hộ tịch, hộ khẩu, BHYT và cắt giảm 8 loại giấy tờ cùng 4 loại bản sao giấy tờ trong thành phần hồ sơ.
Nguồn Hà Nội mới
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...