Lao động trẻ đang thiếu hụt kĩ năng nghề
29/08/2013 03:56 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong khi doanh nghiệp vẫn đang cần tuyển số lượng lớn lao động thì tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên vẫn cao. Nghịch lý này cho thấy tình trạng mất cân đối cung-cầu trong đào tạo nghề cho thanh niên không phù hợp với các tiêu chí, yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Đi cùng với đó là kỉ luật lao động, tác phong lao động rất kém và đặc biệt là tình trạng lao động thiếu hụt kĩ năng nghề nghiêm trọng.
Đánh giá mới nhất về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam của Ngân hàng Thế giới, tiến hành tại 350 DN, cho thấy phần lớn các DN cho rằng hệ thống đào tạo nghề ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng mà DN cần, có tới 59% lao động cần phải được đào tạo lại. Nhóm kỹ năng mềm mà lao động thường không đáp ứng được gồm: Ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đáng chú ý, nhiều nhân viên trẻ có kỹ năng mềm rất yếu, không đáp ứng được công việc dù có bằng cấp tốt; lao động chưa ý thức được quyền và nghĩa vụ, thiếu ý thức, tác phong, tính kỷ luật trong công việc.
Còn khảo sát năm 2011 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Institute Of Labour Science and Social Affairs - ILSSA) và Tập đoàn Manpowervề “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” đưa ra thống kê: Hơn 1/2 người sử dụng lao động cho rằng người lao động không đáp ứng được yêu cầu của họ ở cả 2 cấp độ ngành và nghề; 40% DN không thể tuyển đủ số lao động họ cần; 1/4 DN cho rằng lao động không đáng tin cậy hoặc chưa quan tâm tới chất lượng công việc và thiếu kĩ năng giao tiếp.
Các khảo sát đều cho thấy tỷ lệ không nhỏ lao động trẻ của Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu công việc thực tế tại DN. Nghịch lý này cho thấy tình trạng mất cân đối cung-cầu trong đào tạo nghề cho thanh niên không phù hợp với các tiêu chí, yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Thay đổi để phù hợp với thực tế
Trong khi ngân sách Nhà nước đầu tư rất lớn vào công tác đào tạo nghề cho thanh niên thì hiệu quả vẫn còn rất hạn chế do các chương trình dạy nghề chạy theo số lượng, bế tắc đầu ra cho học viên và ngành nghề đào tạo ra chưa phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Những bất cập trong chương trình khung đào tạo nghề khiến cho thị trường lao động xảy ra tình trạng các công việc lao động phổ thông thì thiếu còn các công việc đòi hỏi trí óc thì người ứng cử lại không đủ kĩ năng làm việc.
Kết quả Điều tra Lao động và Việc làm toàn quốc năm 2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho thấy khi đến độ tuổi lao động, 86,5% thanh niên đều mong muốn được đi học Đại học, Cao đẳng. Điều này dẫn đến tâm lý “thích làm thầy, không làm thợ” trong bộ phận lớn thanh niên.
TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề về xã hội của Quốc hội, nêu quan điểm các cơ quan, DN đang sử dụng nguồn nhân lực phải có trách nhiệm về chi phí để hỗ trợ các trường đào tạo nhân lực, có như vậy thì chất lượng mới tốt hơn.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh đến yêu cầu đổi mới công tác dạy nghề theo hướng cầu; thay đổi phương thức phân bổ ngân sách; tăng cường hợp tác nhà trường-DN; chú trọng hơn tới các kĩ năng mềm trong đào tạo; tăng cường công tác tuyên truyền theo hướng lao động trẻ học nghề sẽ dễ kiếm được việc làm hơn trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Theo Chinhphu.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...