Chính sách với thương binh, liệt sỹ còn sống trở về
09/08/2013 09:38 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 5/8, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội nghị thống nhất việc giải quyết chính sách thương binh diện tồn đọng sau các cuộc chiến tranh, các trường hợp được công nhận liệt sỹ nay còn sống trở về gia đình và đề xuất phương hướng giải quyết trong thời gian tới.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thăm, tặng quà cựu chiến binh Phan Hữu Được, "Liệt sỹ trở về sau 40 năm" đang điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đồng chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo, trên cả nước hiện nay còn khoảng gần 20.000 trường hợp bị thương không còn lưu giữ được đầy đủ giấy tờ gốc theo quy định, chưa được giải quyết chính sách. Trong đó, chủ yếu là quân nhân, thanh niên xung phong, dân quân, du kích tập trung…
Theo tổng hợp ban đầu thì số lượng thuộc diện quân đội quản lý là hơn 8.000 trường hợp; cựu thanh niên xung phong chưa được giải quyết là hơn 8.000 trường hợp.
Các trường hợp đã được công nhận liệt sỹ, nay còn sống trở về, theo báo cáo thống kê của các đơn vị, hiện nay trong toàn quốc có 317 trường hợp chủ yếu là thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, được báo tử theo diện “mất tin, mất tích”, nhưng thực chất chủ yếu là do thất lạc đơn vị, mất trí nhớ, tâm thần.
Trong số được công nhận liệt sỹ, nay còn sống trở về, một số ít trường hợp đã được địa phương quan tâm chăm lo ổn định đời sống ban đầu, giải quyết chính sách theo quy định. Tuy nhiên, đại đa số chưa được giải quyết chế độ, ốm đau, bệnh tật, đời sống khó khăn.
Các ý kiến phát biểu tại hội nghị nhấn mạnh, cần phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở vào cuộc, đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, người chủ trì ở các cấp (đặc biệt là Hội Cựu chiến binh ở cấp xã) trong việc thẩm định, xác nhận, lập hồ sơ và tổ chức giám định y khoa; tổ chức phổ biến các văn bản có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo rộng rãi các trường hợp được công nhận để đồng đội và người dân được biết…; tổ chức niêm yết hồ sơ trước khi xét từng đối tượng.
Trong thời gian niêm yết hồ sơ tại cấp xã, nếu có ý kiến thắc mắc hoặc tố cáo của nhân dân thì phải tổ chức xác minh, kết luận, làm rõ tại cơ sở. Phạm vi áp dụng là các đối tượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ năm 1991 trở về trước…
Trên cơ sở những nội dung đã thống nhất tại hội nghị, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng không còn giấy tờ gốc và triển khai thực hiện trong toàn quốc./.
Theo TTXVN
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...