Vi phạm hành chính trong dạy nghề phạt từ 75 - 150 triệu đồng
05/11/2013 12:56 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực dạy nghề đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng, đó là một trong những nội dung của Nghị định số 148/2013/NĐ-CP ngày 30/10/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
Theo Nghị định số 148/2013/NĐ-CP, bắt đầu từ ngày 15/12/2013, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả từ thu hồi quyết định thành lập, cho phép thành lập; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề… đến khôi phục quyền lợi học tập, hoàn trả các khoản thu; bổ sung giảng dạy số giờ học còn thiếu; thực hiện đúng việc xây dựng tiến độ đào tạo, kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên, sử dụng biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học…
Về phạt tiền, mức phạt tối đa là 75 triệu đồng (đối với cá nhân) và 150 triệu đồng (đối với tập thể). Cụ thể:
Vi phạm quy định về thành lập, cho phép thành lập cơ sở dạy nghề
+ Phạt từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi không nộp lại quyết định thành lập, cho phép thành lập theo quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Phạt từ 5 – 10 triệu đồng nếu tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung quyết định thành lập, cho phép hành nghề; gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở dạy nghề;
+ Đối với hành vi thành lập cơ sở dạy nghề mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép phạt với một trong các mức 20 – 30 triệu (đối với trung tâm dạy nghề); 30 – 40 triệu (trường trung cấp nghề); 40 – 50 triệu (trường cao đẳng nghề).
Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề
+ Phạt từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo thời hạn quy định tại quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền;
+ Phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, giấy chứng nhận bổ sung hoạt động dạy nghề;
+ Phạt từ 50 – 70 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động dạy nghề thuộc một trong các trường hợp như bổ sung nghề đào tạo, trình độ đào tạo; chia, tách hoặc hợp nhất cơ sở dạy nghề; thay đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của cơ sở dạy nghề; chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu cơ sở đào tạo đến nơi khác; thành lập phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo mới; liên kết với tổ chức cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề.
Ngoài ra, trong vi phạm quy định về chương trình, nội dung và kế hoạch đào tạo, phạt từ 300 nghìn – 10 triệu đồng nếu không bảo đảm số giờ học quy định theo chương trình khung cho mỗi môn học hoặc mô-đun; từ 3 – 5 triệu nếu không xây dựng tiến độ, kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên theo quy định. Với vi phạm quy định về tuyển sinh, cảnh cáo hoặc phạt từ 300 – 500 nghìn đồng đối với hành vi khai man hồ sơ; phạt từ 500 nghìn – 1 triệu đồng đối với hành vi tiếp tay cho việc khai man hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển…
Nguồn TC BHXH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...