Xử lý nợ đọng BHXH: Nhẹ tay khiến doanh nghiệp “nhờn thuốc”?
09/05/2013 01:43 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thực trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) của các doanh nghiệp (DN) đã kéo dài nhiều năm, gây tổn hại không nhỏ đến cân đối quỹ BHXH cũng như quyền lợi người lao động. Dù nhiều biện pháp mạnh đã được đưa ra, song, số DN nợ đọng BHXH vẫn không thuyên giảm, thậm chí danh sách điểm tên DN chây ỳ đóng BHXN ngày một dài thêm theo thời gian.
Người lao động chỉ yên tâm làm việc khi DN đã thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH
Người lao động thiệt đơn thiệt kép
Theo khẳng định của Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, bà Đỗ Thị Xuân Phương, lũy kế đến hết tháng 2-2013, các DN, đơn vị trên cả nước nợ tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế lên tới gần 10.400 tỷ đồng. Trong đó, nợ BHXH chiếm gần 7.800 tỷ đồng, nợ bảo hiểm y tế hơn 2.600 tỷ đồng. Dù các địa phương đã quyết liệt áp dụng biện pháp mạnh tay là kiện các doanh nghiệp có số nợ lớn ra tòa, nhưng tỷ lệ nợ không những không giảm, mà vẫn tiếp tục tăng cao.
Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2013, tổng mức thu bảo hiểm chỉ đạt 15.988 tỷ đồng, trong khi tổng số chi lên đến hơn 23.866 tỷ đồng, mất cân đối gần 7.900 tỷ đồng. Thêm vào đó, việc chây ỳ đóng BHXH của DN còn khiến không ít người lao động rơi vào cảnh lao đao. Hiện nay, mức phạt chậm đóng BHXH chỉ chiếm 10%, nhưng nếu vay bên ngoài, lãi suất lên đến 15-20%/năm. Vì vậy, doanh nghiệp chấp nhận nợ BHXH để có vốn quay vòng.
Nợ đọng BHXN lớn đang dẫn tới quỹ BHXH bị thâm hụt, khi mà số thu không đủ bù số chi. Số liệu của BHXH Việt Nam cho hay, tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2013, tổng mức thu bảo hiểm chỉ đạt 15.988 tỷ đồng, trong khi tổng số chi lên đến hơn 23.866 tỷ đồng, mất cân đối gần 7.900 tỷ đồng. Thêm vào đó, việc chây ỳ đóng BHXH của DN còn khiến không ít người lao động rơi vào cảnh lao đao. Khi doanh nghiệp nợ kéo dài, mọi quyền lợi liên quan của người lao động như chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, BH thất nghiệp,... đều ở tình trạng "treo”.
Chị Trần Nguyễn Hoàng Liên, một công nhân đã từng làm việc tại một công ty chế biến nông sản ở Bình Thuận bày tỏ bức xúc khi cho biết, chị làm tại công ty này hơn hai năm, mỗi lần lĩnh lương đều bị DN trừ tiền đóng BHXH, thế nhưng khi nghỉ chế độ thai sản, chị đã không được nhận một đồng nào từ BHXH, bức bối đi tìm hiểu chị Liên mới vỡ ra rằng, công ty này dù đã thu tiền BHXH của công nhân nhưng lại giữ lại không đóng lên quỹ BHXH. Thành ra, mọi quyền lợi đáng lẽ được hưởng khi nghỉ chế độ thai sản, chị Liên đều bị mất.
Thực trạng DN nợ BHXH, cơ quan BHXH không thể chốt sổ BHXH để người lao động hưởng chế độ. Rơi vào tình cảnh này, nhiều lao động gần như phải ngậm đắng, bởi họ không biết làm cách nào để đòi quyền lợi cho bản thân. Theo chị Liên: "Những người mới đi làm thì đành chấp nhận bỏ việc, coi như chịu thiệt một chút nhưng những người đã làm lâu năm thì việc DN hành xử như vậy là rất nhẫn tâm với người lao động”.
Theo nhận định của các chuyên gia ngành lao động, nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng nợ đọng BHXH của DN là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác đều lâm vào tình cảnh hàng ngàn doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp sản xuất. Tình hình kinh tế khó khăn như vậy nên nhiều DN không những nợ đóng BHXH mà đến tiền lương cho công nhân cũng phải nợ nhiều tháng trời.
Rất cần xử lý hình sự
Tuy nhiên, nếu DN khó khăn mới dẫn đến nợ BHXH thì cũng không có gì đáng nói. Điều đáng nói ở đây là, rất nhiều DN vẫn phát triển ổn định, làm ăn có lãi, nhưng vẫn cố tình chây ỳ, không nộp bảo hiểm, hoặc vẫn khấu trừ tiền bảo hiểm vào lương hàng tháng của người lao động, song không nộp cho cơ quan bảo hiểm. Thực trạng này đã được Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền chỉ ra rằng: Hiện nay, mức phạt chậm đóng BHXH chỉ chiếm 10%, nhưng nếu vay bên ngoài, lãi suất lên đến 15-20%/năm. Vì vậy, doanh nghiệp chấp nhận nợ BHXH để có vốn quay vòng.
Ngoài ra, mức xử phạt hành chính cao nhất hiện nay đối với hành vi chiếm dụng này chỉ là 30 triệu đồng đối với nhiều DN vẫn còn quá nhẹ nên họ không ngại bị xử phạt. Như vậy, có thể thấy, những quy định trong chính sách vẫn đang tạo nhiều kẽ hở giúp DN dễ bề lạm dụng để trục lợi.
Trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời mới đây, về vấn đề nợ đọng BHXH một lần nữa lại được đặt ra đối với Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. Và theo khẳng định của Bộ trưởng Chuyền, tới đây, những hình thức xử lý thực trạng nợ đọng BHXH của DN sẽ phải mạnh tay hơn. Cụ thể, theo Bộ trưởng Chuyền có 3 hướng để xử lý với từng loại vi phạm của DN. Thứ nhất, đối với các đơn vị quá khó khăn thì cần xem xét, có biện pháp hỗ trợ, cho phép DN chậm trả. Thứ hai, đối với những DN vẫn có khả năng đóng BHXH nhưng chây ỳ vì so sánh mức lãi suất ngân hàng cao hơn so với mức phạt, trường hợp này phải nâng mức phạt cao hơn hiện tại. Còn đối với những DN đã thu của người lao động nhưng lại chậm trả, theo Bộ trưởng Chuyền, cần phải xử lý nghiêm, thậm chí khép vào là một trong những tội của Bộ luật Hình sự.
Thiết nghĩ, việc khép DN nợ đọng BHXH vào là một trong những tội hình sự cũng cần phải tính đến bởi theo nhiều chuyên gia ngành luật, việc DN chây ỳ đóng BHXH cũng có nghĩa DN cố tình chiếm dụng tiền BHXH, hành vi cố tình chiếm dụng tiền BHXH gây thiệt hại nghiêm trọng cho người lao động nên cũng cần phải xem xét để xử lý hình sự.
Theo Báo Đại đoàn kết
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...