Gửi, nhận văn bản điện tử hành chính nhà nước: Những kết quả tích cực ban đầu
20/03/2019 09:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, từ ngày 19/01/2019 đến ngày 08/3/2019 đã có 12.257 văn bản gửi, 35.360 văn bản nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương trên cả nước. Đây là kết quả ban đầu trong triển khai thực hiện Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống chính nhà nước.
Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7/2018 là một trong những bước đi đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số giữa các cơ quan hành chính nhà nước để phục vụ người dân, doanh nghiệp được tốt hơn.
Triển khai Quyết định này, từ năm 2018, Văn phòng Chính phủ đã khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức học tập kinh nghiệm tại một số quốc gia; hoàn thiện các căn cứ pháp lý; xây dựng quy chuẩn, quy chế… để xây dựng Trục liên thông văn bản quốc gia theo công nghệ tiên tiến của thế giới.
Sau thời gian thử nghiệm, hiện tại Trục liên thông văn bản quốc gia đã đi vào hoạt động ổn định. Số đơn vị kết nối với Hệ thống là 95/95 cơ quan gồm: 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phóng Trung ương Đảng.
Tính đến ngày 08/3/2019, đã có 100% cơ quan hoàn thành cập nhập mã định danh cơ quan theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu phục vụ kết nối các phần mềm quản lý văn bản và điều hành.
Từ ngày 19/01/2019 đến ngày 08/3/2019 đã có 12.257 văn bản gửi. 35.360 văn bản nhận trên Trục liên thông văn bản quốc gia. 63/95 cơ quan đã chuẩn bị được máy chủ bảo mật dùng riêng, tích hợp chứng thư số chuyên dùng do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp. Điều này đảm bảo văn bản điện tử gửi, nhận trên hệ thống được thông suốt, an toàn, an ninh.
Đây là vấn đề được Văn phòng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Văn phòng Chính phủ đã và đang phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành kiểm tra, đánh giá an toàn, an ninh đối với hệ thống thiết bị, hệ thống ứng dụng Trục liên thông văn bản quốc gia nhằm đảm bảo an ninh, an toàn tối đa cho hệ thống.
Thời gian tới, Văn phòng Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg. Trong đó, Văn phòng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần: Khẩn trương xây dựng, ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử; bố trí kinh phí hoàn thiện nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành; đảm bảo chất lượng văn bản được số hoá (scan) có chất lượng hiện thị tốt nội dung trong quá trình gửi, nhận.
Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ cần nghiên cứu đưa các chỉ tiêu áp dụng liên quan đến văn bản điện tử, chữ ký số vào đánh giá xếp hạng Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin- Truyền thông Việt Nam (ICT Index) và Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) trong các cơ quan nhà nước./.
Phạm Chính
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...