Chế độ bảo hiểm xã hội với đại biểu HĐND các cấp
16/05/2018 01:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Công văn 1700/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 07/05/2018.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Theo Công văn số 1700/LĐTBXH-BHXH, quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH 13 ngày 13/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Đại biểu HĐND được tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật về BHXH và BHYT”. Căn cứ quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cán bộ, công chức, viên chức; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên (áp dụng từ 01/01/2018); người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; và một số đối tượng khác. Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Về tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc, đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có); đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác ghi trong Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động; đối với người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là mức lương cơ sở. Thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, nhưng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, đối với đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nếu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì thuộc đối tượng áp dụng chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Trường hợp đại biểu HĐND tham gia BHXH tự nguyện thì mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do người lao động lựa chọn theo quy định nêu trên.
Theo BHXH VN
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...