Vì một thế hệ lao động an toàn
17/04/2018 07:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Là quốc gia có đông lao động trẻ em trong độ tuổi, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, quy định hướng tới việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho lao động trẻ, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc ngăn ngừa và giảm đến mức thấp nhất tai nạn lao động nói chung và trong lao động trẻ nói riêng. Thông qua diễn đàn, các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm nhằm hướng tới một chiến dịch hành động giải quyết những thách thức, nâng cao nhận thức và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho lao động trẻ.
ILO ước tính hàng năm có khoảng trên 2,3 triệu người chết liên quan đến thương tích và bệnh nghề nghiệp, trong đó có khoảng trên 350.000 người chết do tai nạn lao động và khoảng 2 triệu người chết do bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, hơn 313 triệu người lao động gặp phải TNLĐ tuy không gây tử vong nhưng cũng để lại thương tích nặng nề và mất đi khả năng lao động.
Hiện nay, thế giới có 541 triệu người lao động trẻ tuổi (15-24 tuổi) – trong đó bao gồm 37 triệu lao động trẻ em. Lao động trẻ em chiếm hơn 15% lực lượng lao động trên thế giới và có nguy cơ cao phải chịu các tai nạn thương tích và bệnh nghề nghiệp cao hơn 40% so với những người trên 25 tuổi. Nhiều yếu tố có thể làm tăng tính dễ tổn thương đối với thanh thiếu niên, chẳng hạn như giai đoạn phát triển thể chất và tâm lí, thiếu kinh nghiệm làm việc và thiếu đào tạo, huấn luyện, nhận thức hạn chế về các mối nguy hiểm liên quan đến công việc và thiếu khả năng thương lượng. Điều đó có thể dẫn đến những người lao động trẻ chấp nhận những nhiệm vụ nguy hiểm hoặc những công việc có điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, trong nông nghiệp, lao động trẻ và người sử dụng lao động trẻ vẫn chức có hiểu biết cề các bước cần thực hiện để giảm bớt rùi ro trước tác hại lâu dài của thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật và các mối nguy hại khác. Ở các làng nghề, người sử dụng lao động thường đánh giá thấp nguy cơ phát sinh từ những máy móc hông được bảo dưỡng, bảo trì đầy đủ và nhu cầu về thiết bị bảo hộ. Nhiều lao động trẻ tin rằng, họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cố liên quan đến công việc.
ILO cho rằng, mọi trẻ em có quyền tránh khỏi lao động trẻ em dưới mọi hình thức và tất cả người lao động có quyền làm việc trong môi trường an toàn và khỏe mạnh. Chấm dứt lao động trẻ em nguy hiểm, độc hại và cải thiện an toàn và sức khỏe cho người lao động trẻ là cách để xây dựng một thế hệ người lao động tương lao làm việc có năng suất, có thu nhập tốt và có khả năng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đồng thời cũng là cách để cải thiện an toàn và sức khỏe cho tất cả người lao động, đảm bảo cuộc sống của cha mẹ, các thành viên trong gia đình, thông qua đó, giúp ngăn ngừa lao động trẻ em.
Phát biểu tại Diễn đàn đối thoại, Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất Thắng cho biết, tại Việt Nam, trong năm 2017, trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ TNLĐ, làm 9.173 người bị nạn, trong đó 898 vụ TNLĐ chết người, làm 928 người chết. Là một quốc gia có đông lao động trẻ trong độ tuổi từ 15-24, Việt Nam cũng đã ban hành những chính sách, quy định hướng tới việc đảm bảo an toàn, VSLĐ cho lao động trẻ như quy định doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm huấn luyện ATVSLĐ cho lao động mới vào làm việc, lao động học nghề tập nghề; quy định về bảo đảm ATLĐ cho đối tượng lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động – nơi thường có nhiều lao động trẻ tự lập nghiệp, hoặc làm việc trong các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp...
Mặc dù vậy, Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những thách thức và tồn tại trong ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động nói chung và trong lao động trẻ nói tiêng. Trong đó bao gồm cả thách thức trong vấn đề nâng cao nhận thức, kỹ năng và hiểu biết về việc tuân thủ các quy định ATVSLĐ của lao động trẻ.
Quyền Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam M. Kwong nhấn mạnh, lao động trẻ là tương lai của việc làm. Do đó, người lao động, người sử dụng lao động, cũng như các cơ quan chức năng cần cùng chung tay xây dựng nơi làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, nhằm bảo đảm tương lai bền vững cho mọi người lao động.
Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động Nguyễn Anh Thơ, cho biết thêm, thời gian qua, việc lồng ghép nội dung ATVSLĐ vào học đường đã được tiến hành tại Việt Nam. Để triển khai chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ và các cơ quan liên quan đã dành một khoản ngân sách tập trung phát triển các chương trình đào tạo về ATVSLĐ trong các nhà trường, trước tiên áp dụng trong các trường dạy nghề, đại học, cao đẳng và đã được thẩm định. Hiện nay, có mười bộ giáo trình dành cho các khối ngành xây dựng, mỏ - địa chất, giao thông, kinh tế, bách khoa và các khối ngành liên quan đến các ngành điện - điện tử, y tế…/.
Theo Tạp chí BHXH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...