Đổi mới phương thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm: Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng

09/09/2016 02:42 AM


Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã được ngành BHXH đẩy mạnh. Bằng hình thức và nội dung tuyên truyền phong phú, công tác này đang góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành động của người dân tham gia bảo hiểm, tạo niềm tin các tầng lớp xã hội vào chính sách an sinh của Đảng, Nhà nước.

 

Pano 140615.jpg

Đa dạng hình thức, nội dung tuyên truyền


Xen giữa các tiết mục văn nghệ tại liên hoan Tiếng hát thanh niên công nhân Nghệ An, một chương trình được khán giả hưởng ứng nhiệt tình là những câu đố về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)… Và phần thưởng mà các khán giả nhận về không chỉ là những món quà, mà còn rất nhiều thông tin về quyền lợi, về trách nhiệm của mình khi thực hiện các chính sách xã hội đầy tính nhân văn này… Những hoạt động tuyên truyền về chính sách an sinh xã hội đầy tính sáng tạo như vậy đang được BHXH các địa phương trên cả nước tích cực thực hiện, đưa chính sách thực sự đi vào cuộc sống.

Hàng năm, BHXH Việt Nam chủ động ký kết với các cơ quan thông tấn báo chí, các đơn vị bộ, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội để đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền lợi ích và ý nghĩa nhân văn của chính sách BHXH, BHYT đến với các nhóm đối tượng. Đặc biệt, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng văn bản định hướng nội dung tuyên truyền về BHXH, BHYT trên báo chí và trên hệ thống tuyên giáo cả nước... Bên cạnh đó, việc biên tập, xuất bản hơn 40 triệu bản các loại tài liệu truyền thông về chính sách BHXH, BHYT đã có sự cải tiến đáng kể về hình thức cũng như nội dung. Trụ sở BHXH thành phố và quận, huyện và các cơ sở khám chữa bệnh là những địa chỉ cung cấp thông tin cho người dân.

Việc đổi mới và đa dạng các hình thức tuyên truyền bước đầu đã tạo chuyển biến nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, lợi ích của chính sách BHXH, BHYT. Kết quả công tác tuyên truyền cũng đã góp phần rất lớn làm thay đổi và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cấp hội, đoàn thể chính trị xã hội trong việc thực thi các quy định pháp luật về an sinh xã hội.

Để chính sách đi vào cuộc sống


Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức tuyên truyền hiệu quả trên địa bàn, Giám đốc BHXH tỉnh Nghệ An

Từ năm 2015 đến nay, BHXH Việt Nam đã phát hành hơn 40 triệu các ấn phẩm tờ rơi và áp phích tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN; phối hợp các cơ quan báo chí thực hiện khoảng 6.000 phóng sự, bài viết, phim tài liệu tuyên truyền an sinh xã hội dưới nhiều hình thức như chuyên mục, chuyên đề, đối thoại trực tuyến, tư vấn trực tiếp, show truyền hình. BHXH Việt Nam đã phối hợp tổ chức hơn 100 lớp tập huấn cho các nhóm đối tượng là hội viên các đoàn thể trên cả nước; tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo và hàng trăm cuộc đối thoại trực tiếp với người lao động, doanh nghiệp trên cả nước.

Lê Trường Giang cho biết, để vận động người dân thực hiện tốt chính sách, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất phải là thay đổi nhận thức, giúp họ hiểu được tầm quan trọng của BHXH, BHYT đối với cuộc sống của mình. Thời gian qua, Nghệ An đã thực hiện một loạt các cuộc đối thoại với công nhân, người sử dụng lao động tại các KCN; các xã đang xây dựng chuẩn nông thôn mới; tổ chức các chương trình truyền thông tại các xã tập trung số lượng lớn người cận nghèo để giải đáp, tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT. Cơ quan BHXH cũng chuẩn bị một bản tin về BHYT, nêu rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của các đại lý thu BHYT trên địa bàn từng xã để phát trên đài truyền thanh xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận BHYT.

Theo Giám đốc BHXH Lạng Sơn Vi Thị Oanh, để hoàn thành được mục tiêu của Nghị quyết 21/NQ-TW và Quyết định số 1167 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan BHXH phải phân định rõ các nhóm đối tượng để có hình thức tuyên truyền phù hợp. Lạng Sơn đa phần là người dân tộc miền núi nên nhận thức về chính sách BHXH, BHYT còn hạn chế, do đó, để vận động người dân hiểu và tham gia, BHXH Lạng Sơn xác định không còn cách nào khác là phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để giải thích về tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT cho người dân hiểu.

Còn theo Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam Phan Văn Lại, trình độ dân trí không đồng đều nên việc vận động người dân tham gia BHXH, BHYT cũng phải tùy thuộc vào từng địa bàn. Ví dụ để vận động doanh nghiệp mới thành lập tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, năm 2016 cơ quan BHXH Quảng Nam tổ chức 86 cuộc đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp ngoài nhà nước để tuyên truyền về trách nhiệm, quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH, BHYT. Hoặc thông qua các hoạt động kiểm tra, đối chiếu thu, đôn đốc thu kết hợp với giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp và người lao động. kiên quyết yêu cầu chủ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH, BHYT cho người lao động.

Theo Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, để Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày càng đi vào cuộc sống, thực hiện tốt mục tiêu tăng nhanh số người tham gia BHXH và diện bao phủ BHYT, trong thời gian tới, công tác tuyên truyền sẽ luôn được ngành chú trọng. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm bởi làm tốt công tác này sẽ góp phần thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, phát triển đối tượng BHXH và hoàn thành các mục tiêu an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.  

Theo Báo ĐBND