BHXH các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum: Đẩy mạnh các giải pháp triển khai tổ chức Cuộc thi Sáng kiến cải cách TTHC

21/09/2015 09:44 AM


Tiếp tục chương trình làm việc của Đoàn công tác triển khai thực hiện Quyết định số 591/QĐ-BHXH, và Quyết định số 1018/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, trong các ngày 18 và 19/9, Đoàn công tác do đồng chí Lương Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phó Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi “Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và giao dịch điện tử lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp” làm Trưởng đoàn đã làm việc tại các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum về công tác triển khai Kế hoạch tổ chức Cuộc thi và công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC theo khoản 2 Điều 5 Quyết định số 1018/QĐ-BHXH và giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

Gia Lai 200915.JPG
Đoàn công tác của BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Gia Lai

Về công tác tổ chức Cuộc thi “Sáng kiến cải cách TTHC và giao dịch điện tử lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp”, đại diện lãnh đạo BHXH các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum cho biết, để hưởng ứng Cuộc thi, các cơ quan đã tập trung triển khai công tác phát động Cuộc thi trên các kênh truyền thông như: Website BHXH tỉnh, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh để lan tỏa thông tin về Cuộc thi tới các đối tượng tham gia là công chức, viên chức, NLĐ…trong và ngoài ngành BHXH.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tổ chức Cuộc thi, cơ quan BHXH các tỉnh cũng gặp một số vướng mắc như: chưa thu hút được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức đối với Cuộc thi, do sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của Cuộc thi còn hạn chế, do đặc thù địa bàn của các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn…

Dac Lac 200915.JPG
Trưởng Ban Pháp chế, Phó Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Lương Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc với BHXH tỉnh Đắc Lắc

Tại các buổi làm việc, chia sẻ với khó khăn, vướng mắc trong công tác truyền thông của BHXH 03 tỉnh, ông Lương Anh Tuấn đã làm rõ ý nghĩa, mục đích của Cuộc thi; đồng thời, đề nghị BHXH các tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động các cơ quan báo chí, các phương tiện, loại hình truyền thông tăng cường đưa tin, bài tuyên truyền về các nội dung có liên quan đến Cuộc thi nhằm vận động các cơ quan, tổ chức, DN, NLĐ tích cực hưởng ứng và tham gia Cuộc thi đạt số lượng bài tham dự và chất lượng cao; nghiên cứu bổ sung các giải pháp nhằm khuyến khích sự hưởng ứng Cuộc thi của các đối tượng tham gia; thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo đạt số lượng đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch điện tử lĩnh vực BHXH theo chỉ tiêu và thời hạn đã đặt ra…

Đối với công tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC theo khoản 2 Điều 5 Quyết định số 1018/QĐ-BHXH và giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BHXH, đại diện lãnh đạo các cơ quan BHXH tỉnh cũng nêu rõ một số nội dung trong công tác tổ chức thực hiện như: kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu điện; ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh về cung ứng và sử dụng dịch vụ chuyển hồ sơ BHXH và kết quả giải quyết thủ tục BHXH; tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo việc triển khai thực hiện giao dịch hồ sơ đóng BHXH, BHYT qua mạng Internet; thành lập các tổ hỗ trợ các đơn vị sử dụng phần mềm giao dịch điện tử; tổ chức tập huấn cho DN và cán bộ BHXH cấp huyện…

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, theo lãnh đạo BHXH các tỉnh, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: đơn vị sử dụng lao động còn chưa thấy được lợi ích của việc tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu điện nên tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ qua bưu điện còn chưa cao; cán bộ làm công tác chuyển phát hồ sơ còn chưa nắm rõ các TTHC liên quan đến BHXH, BHYT dẫn tới tình trạng hồ sơ phải trả đi trả lại nhiều lần…

Đề cập đến nội dung về giao dịch điện tử trên địa bàn, đại diện lãnh đạo BHXH các tỉnh cũng nhấn mạnh đến những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện như: hạ tầng công nghệ thông tin của các đơn vị sử dụng lao động còn yếu kém, cán bộ làm công tác BHXH của đơn vị thường xuyên thay đổi; các đơn vị sử dụng lao động có quy mô nhỏ, số lượng lao động ít và ít phát sinh giao dịch nên thường không lựa chọn hình thức giao dịch điện tử; phần mềm giao dịch điện tử chưa tích hợp được các chỉ tiêu đưa ra, chưa đáp ứng được các nghiệp vụ phát snih khác và chưa có tính ổn định.

Kon Tum 200915.jpg
Đoàn công tác của BHXH Việt Nam làm việc tại BHXH tỉnh Kon Tum

Nhằm tháo gỡ vướng mắc trong tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính và giao dịch điện tử, Trưởng Ban Pháp chế đưa ra một số giải pháp để tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính, đảm bảo các hồ sơ trả kết quả giải quyết TTHC chuyển phát qua dịch vụ bưu chính như: phối hợp với cơ quan bưu chính tổ chức tập huấn cho cán bộ bưu chính thực hiện việc giao nhận hồ sơ và kết quả giải quyết TTHC lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp...; thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo đạt số lượng đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch điện tử lĩnh vực BHXH, BHYT theo chỉ tiêu và thời hạn đã đặt ra như thành lập các tổ tư vấn tuyên truyền, hỗ trợ các đơn vị; thành lập đường dây nóng về giao dịch điện tử…

Nguồn baohiemxahoi.gov.vn