Nghiệm thu Đề án xây dựng quy định quản lý nợ, thu nợ BHXH, BHYT, BHTN
23/10/2014 01:13 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 22/10/2014, BHXH Việt Nam tổ chức nghiệm nghiệm thu Đề án xây dựng quy định quản lý nợ, thu nợ BHXH, BHYT, BHTN. Tiến sĩ Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng, chủ trì Hội nghị đánh giá nghiệm thu.
Thay mặt nhóm nghiên cứu, Thạc sĩ Trần Đình Liệu, Trưởng ban Thu, BHXH Việt Nam trình bày nội dung chính của Đề án. Đề án gồm 03 chương; Chương 1, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan (nêu rõ khái niệm nợ BHXH, BHYT, phân loại nợ, kinh nghiệm quản lý nợ BHXH từ một số quốc gia...); Chương 2, nêu thực trạng tình hình nợ, quản lý nợ BHXH, BHYT (từ năm 2010 -2012). Cụ thể, năm 2010 số tiền nợ đọng BHXH, BHYT là 3.700.660 triệu đồng, chiếm 5,06% tổng số phải thu; năm 2011 số tiền nợ là 6.420.375 triệu đồng, chiếm 6,03% tổng số phải thu; năm 2012 số tiền nợ là 8.002.281 triệu đồng, chiếm 5,66% tổng số phải thu. Các đơn vị nợ chủ yếu thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số ngành như xây dựng dân dụng, xây lắp công nghiệp, giao thông cầu đường, ngành dệt may, da giầy... thuộc khu vực doanh nghiệp nhà nước. Qua báo cáo tổng hợp của các tỉnh, thành phố, các đơn vị đang còn hoạt động sản xuất kinh doanh nợ trên 03 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 46% tổng số nợ; nợ dưới 03 tháng của các đơn vị đang hoạt động chiếm khoảng gần 30%; các đơn vị ngừng hoạt động do giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn... có số nợ chiếm khoảng 5,48%; số nợ từ ngân sách nhà nước chiếm trên 20%.
Từ thực tiễn được nêu trong chương 2, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị thực hiện công tác quản lý, thu nợ BHXH, BHYT trong chương 3. Nội dung quan trọng nhất là đề đề xuất, tham mưu Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình, quy định quản lý nợ BHXH, BHYT áp dụng thống nhất trong Ngành, bao gồm các nội dung hướng dẫn: theo dõi, phân loại và xử lý nợ BHXH, BHYT; đặc biệt là đối với các trường hợp đơn vị sử dụng lao động mất khả năng thanh toán hoặc chủ sử dụng lao động bỏ trốn, mất tích.
Các thành viên hội đồng nghiệm thu đánh giá cao tính cấp thiết của đề tài. Tình hình nợ đọng BHXH, BHYT đang diễn ra phức tạp, trong khi chưa có văn bản hướng dẫn riêng về quản lý nợ, thu nợ BHXH, BHYT. Việc quản lý số nợ đọng BHXH, BHYT, nhất là nợ của các doanh nghiệp bỏ trốn chưa được thực hiện theo quy định thống nhất. Xây dựng quy định quản lý nợ, thu nợ BHXH, BHYT là cần thiết, qua đó giúp cơ quan BHXH các cấp thuận lợi hơn trong việc quản lý, thu nợ BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ngoài việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan, đưa ra các kiến nghị đề xuất, kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện cụ thể trong dự thảo văn bản quy định quản lý, thu nợ BHXH, BHYT. Một số ý kiến các thành viên hội đồng góp ý nhóm nghiên cứu nên điều chỉnh lại kết cấu các tiểu mục trong từng chương, thống nhất cách dùng thuật ngữ xuyên suốt đề tài…
Các thành viên Hội đồng nghiệm thu nhất trí đánh giá Đề án nghiên cứu đạt loại Khá.
Nguồn TC BHXH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Tăng cường công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã ...
BHXH tỉnh Lâm Đồng: Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng ...
Thông báo Thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng ...
Lạc Dương: Mở rộng hệ thống đại lý thu cơ sở
Đam Rông tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT xã ...