Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nghe giải trình dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
11/06/2013 08:02 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tối 07/6/2013, tại Hà Nội, Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội họp nghe Bộ Y tế và BHXH Việt Nam giải trình về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Đồng chí Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội dự họp. TS.Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VCVĐXH chủ trì thảo luận. Tham dự cuộc họp có các thành viên Uỷ ban VCVĐXH và thành viên Đoàn Giám sát tối cao về BHYT của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành chức năng.
TS Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT trình bày tóm tắt nội dung sửa đổi, bổ sung Luật BHYT
Thay mặt Tổ Biên tập Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, TS.Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT trình bày tóm tắt những nội dung cơ bản của Dự thảo, tập trung vào 04 nhóm chủ đề chính: quản lý nhà nước về BHYT; đối tượng tham gia; quyền lợi hưởng và quản lý và sử dụng Quỹ BHYT. Trong đó có nhiều nội dung đã được Tổ Biên tập Dự thảo bám sát những thuận lợi, khó khăn, tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn 03 năm tổ chức thực hiện Luật BHYT để đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung cho hợp lý. Nhiều đối tượng đã được bổ sung vào các nhóm đối tượng tham gia BHYT; các phương án giảm mức thanh toán khi khám, chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến nhằm giảm thiểu tình trạng bệnh nhân tự ý vượt tuyến; tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong chỉ đạo tổ chực thực hiện Luật BHYT,.v..v...
Nhìn chung, Dự thảo đã bám sát tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI tại Nghị quyết số 21 về xây dựng cơ chế BHYT đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, đưa ra nhiều quy định mới nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện Luật BHYT, về cơ bản có sự đồng thuận khá cao với báo cáo kết quả giám sát tối cao về BHYT của Quốc hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng còn có những nội dung chưa thể sửa đổi, bổ sung tại Luật BHYT vì có liên quan tới nhiều văn bản pháp luật khác như.
Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, thành viên Đoàn giám sát cho rằng, các quy định về vai trò quản lý nhà nước của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, hầu hết các địa phương không nắm được số doanh nghiệp và người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT ở khu vực này, ở nhiều nơi, đặc biệt có những chính quyền cấp xã hầu như không nắm được tình hình thực hiện Luật BHYT trên địa bàn. Từ tình trạng đó, các đại biểu đề xuất cần có quy định chặt chẽ hơn về phân cấp quản lý, gắn phân cấp với kiểm tra, giám sát để mỗi cấp phải thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ của mình. Đưa ra câu hỏi làm thế nào để người dân mong muốn tham gia BHYT, các đại biểu cũng khẳng định rằng, Ngành Y tế, mà đặc biệt là các bệnh viện, cần đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và tác phong phục vụ để thu hút người dân tham gia BHYT vì đây chính là vấn đề then chốt trong mở rộng diện bao phủ BHYT...
Kết luận cuộc họp, TS.Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VCVĐXH của Quốc hội khẳng định, Luật BHYT là bộ luật liên quan thiết thực đến mọi người dân, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật vì vậy càng mang ý nghĩa hết sức quan trọng và phải được thực hiện kịp thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, đảm bảo công bằng cho người tham gia BHYT trong cả nước. Với ý nghĩa ấy, đồng chí Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VCVĐXH đề nghị, Tổ Biên tập Dự thảo cần tiếp tục tiếp thu các ý kiến góp ý, chất vấn của thành viên đoàn giám sát tối cao về BHYT của Quốc hội để hoàn thiện Dự thảo trước khi báo cáo Chính phủ trình Quốc hội./.
Nguồn TC BHXH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Tăng cường công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã ...
BHXH tỉnh Lâm Đồng: Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng ...
Thông báo Thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng ...
Lạc Dương: Mở rộng hệ thống đại lý thu cơ sở
Đam Rông tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT xã ...