Bình Thuận: Bất cập trong việc thu hồi chi phí KCB BHYT với người tham gia bị tai nạn giao thông
09/07/2013 02:17 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT bị tai nạn giao thông, Liên ngành Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 39/2011/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2011 về việc hướng dẫn thủ tục thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người tham gia BHYT bị tai nạn giao thông. Thông tư 39 được đưa vào thực hiện có nhiều thuận lợi cho người tham gia BHYT nhưng ngược lại lại gây bất cập đối với cơ quan BHXH.
Tại Điều 5 của Thông tư 39 quy định về việc thu hồi chi phí khám bệnh, chữa bệnh do quỹ BHYT đã thanh toán gây bất cập cho phía cơ quan BHXH trong quá trình thực hiện như: theo quy định của Thông tư, cơ quan BHXH phải gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an xác minh những trường hợp tham gia BHYT bị tai nạn giao thông có vi phạm luật giao thông hay không, nhưng trên thực tế cơ quan BHXH hiếm khi nhận được văn bản xác minh trả lời của cơ quan Công an. Mặt khác, cơ quan BHXH lại không có chế tài nên không thể thu hồi được các khoản chi phí điều trị đối với các trường hợp người tham gia BHYT bị tai nạn giao thông mà cơ quan Công an xác nhận có vi phạm luật giao thông.
Thực tế tại BHXH tỉnh Bình Thuận, khi nhận được danh sách các trường hợp bị tai nạn giao thông vào viện điều trị do Bệnh viện đa khoa tỉnh và 2 bệnh viện đa khoa tư nhân cung cấp, BHXH tỉnh đã làm văn bản gửi cơ quan Công an đề nghị xác minh hành vi vi phạm luật giao thông của người bị tai nạn. Nhưng từ trước đến nay BHXH tỉnh chưa nhận được văn bản nào trả lời xác nhận từ phía công an. Từ đó, phía BHXH tỉnh không thể làm thông báo gửi đến người tham gia BHYT bị tai nạn biết kết quả xác định vi phạm luật giao thông của cơ quan Công an; hoặc nếu người bị tai nạn có vi phạm luật giao thông thì cũng không có căn cứ để yêu cầu người bị tai nạn có trách nhiệm hoàn trả lại cho quỹ BHYT các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà BHXH tỉnh đã thanh toán. Thiết nghĩ, nếu có những trường hợp được xác nhận là vi phạm, thì chắc hẳn cũng không có trường hợp nào nộp lại chi phí KCB cho BHXH.
Mặt khác, theo Khoản 4 Điều 5 của Thông tư 39 có nêu: “Kết thúc năm tài chính, BHXH Việt Nam tổng hợp các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia BHYT bị tai nạn giao thông nhưng không thu hồi được gửi Bộ Y tế để chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép quyết toán vào quỹ BHYT đối với các khoản không thu được này”. Như vậy, cuối cùng người tham gia BHYT vi phạm pháp luật về giao thông vẫn đương nhiên được hưởng chi phí điều trị nếu họ không đến nộp hoàn trả lại chi phí KCB cho quỹ BHYT. Điều này, càng tạo cơ hội lạm dụng chi phí KCB BHYT cho người tham gia BHYT bị tai nạn giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông.
Thiết nghĩ, Liên ngành Bộ Y tế - Bộ Tài chính cần xem xét và sửa đổi một số nội dung Thông tư 39 để phù hợp với thực tế triển khai vì có một số nội dung không mang tính khả thi, và hiệu quả, nhất là trong việc góp phần răn đe nhằm giảm bớt tai nạn giao thông và nâng cao ý thức của người tham gia BHYT./.
Bs.Minh Thông- BHXH tỉnh Bình ThuậnH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Tăng cường công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã ...
BHXH tỉnh Lâm Đồng: Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng ...
Thông báo Thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng ...
Lạc Dương: Mở rộng hệ thống đại lý thu cơ sở
Đam Rông tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT xã ...