Tháo gỡ vướng mắc trong cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

23/06/2016 07:50 AM


Trong quá trình thực hiện cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn một số tồn tại như: tính thời gian tham gia BHXH nhưng hồ sơ chưa đảm bảo đầy đủ theo quy định; thời gian cấp sổ, thẻ còn để kéo dài; Tổ thẩm định không đủ thành phần, chưa có quy chế hoạt động,… Để khắc phục những tồn tại này, ngày 15/6/2016, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 2168/BHXH-ST về việc chấn chỉnh một số tồn tại trong công tác cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT.


The BHYT 171213.jpg
Ảnh minh họa


Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, kiện toàn Tổ thẩm định đủ các thành phần đúng quy định, ban hành Quy chế hoạt động của Tổ thẩm định; lập biên bản làm việc, ý kiến của các thành viên (đặc biệt những ý kiến khác) phải được ghi rõ trong biên bản và lưu biên bản cùng hồ sơ thẩm định.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với BHXH cấp huyện, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, của ngành. Thực hiện công tác quản lý phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT chặt chẽ, đúng quy trình, phòng ngừa những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, đôn đốc việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho các đối tượng kịp thời, đảm bảo thời gian. Thực hiện việc xác minh, xác nhận lại quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHTN khi BHXH tỉnh, huyện khác gửi đến và trả lời không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Thứ tư, đối tượng là cựu chiến binh không được ngân sách nhà nước đóng BHYT đang tham gia theo đối tượng khác, có mức hưởng BHYT thấp hơn mức hưởng BHYT của cựu chiến binh thì được đổi mã quyền lợi để hưởng quyền lợi BHYT của cựu chiến binh.

Thứ năm, về việc tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng BHXH: Thực hiện đúng quy định tại Khoản 6, Điều 123 Luật BHXH năm 2014; Điều 23, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Các Điều: 33, 34 và 35 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Trong đó lưu ý:

Những trường hợp cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước ngày 15/12/1993 phải có Giấy xác nhận chưa hưởng trợ cấp một lần (theo các Quyết định nêu tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số  115/2015/NĐ-CP) do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Đối với những trường hợp không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01/01/1995, hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động, người lao động thực hiện đúng quy định tại Khoản 7, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Thứ sáu, về việc in Tờ rời sổ BHXH từ năm 2013 đến 2015: Trong khi chờ hướng dẫn của BHXH Việt Nam về việc chuyển giao sổ BHXH cho người lao động quản lý, nếu đơn vị sử dụng lao động yêu cầu thì BHXH tỉnh thực hiện in Tờ rời sổ BHXH cho người lao động liên tục đến 31/12/2015 để trả cho đơn vị sử dụng lao động, theo quy định tại Tiết 2.5.1, Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 4 Quyết định số 1035/QĐ-BHXH ngày 10/10/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về mẫu sổ BHXH.
Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu Giám đốc BHXH các tỉnh chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, kiện toàn Tổ thẩm định đủ các thành phần đúng quy định, ban hành Quy chế hoạt động của Tổ thẩm định; lập biên bản làm việc, ý kiến của các thành viên (đặc biệt những ý kiến khác) phải được ghi rõ trong biên bản và lưu biên bản cùng hồ sơ thẩm định.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với BHXH cấp huyện, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật, của ngành. Thực hiện công tác quản lý phôi bìa sổ BHXH, phôi thẻ BHYT chặt chẽ, đúng quy trình, phòng ngừa những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, đôn đốc việc cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho các đối tượng kịp thời, đảm bảo thời gian. Thực hiện việc xác minh, xác nhận lại quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHTN khi BHXH tỉnh, huyện khác gửi đến và trả lời không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Thứ tư, đối tượng là cựu chiến binh không được ngân sách nhà nước đóng BHYT đang tham gia theo đối tượng khác, có mức hưởng BHYT thấp hơn mức hưởng BHYT của cựu chiến binh thì được đổi mã quyền lợi để hưởng quyền lợi BHYT của cựu chiến binh.

Thứ năm, về việc tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 để hưởng BHXH: Thực hiện đúng quy định tại Khoản 6, Điều 123 Luật BHXH năm 2014; Điều 23, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Các Điều: 33, 34 và 35 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Trong đó lưu ý:

Những trường hợp cộng nối thời gian công tác trong quân đội, công an trước ngày 15/12/1993 phải có Giấy xác nhận chưa hưởng trợ cấp một lần (theo các Quyết định nêu tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số  115/2015/NĐ-CP) do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Đối với những trường hợp không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01/01/1995, hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động, người lao động thực hiện đúng quy định tại Khoản 7, Điều 23 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Thứ sáu, về việc in Tờ rời sổ BHXH từ năm 2013 đến 2015: Trong khi chờ hướng dẫn của BHXH Việt Nam về việc chuyển giao sổ BHXH cho người lao động quản lý, nếu đơn vị sử dụng lao động yêu cầu thì BHXH tỉnh thực hiện in Tờ rời sổ BHXH cho người lao động liên tục đến 31/12/2015 để trả cho đơn vị sử dụng lao động, theo quy định tại Tiết 2.5.1, Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 4 Quyết định số 1035/QĐ-BHXH ngày 10/10/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về mẫu sổ BHXH.

Nguồn Website BHXH VN

  • TIN BÀI LIÊN QUAN