Tìm giải pháp cung ứng thuốc kháng virus HIV (ARV) từ nguồn Quỹ BHYT cho người nhiễm HIV
22/09/2015 08:44 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là nội dung cuộc họp giữa Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và một số bộ, ngành liên quan được tổ chức sáng nay, ngày 22/9/2015 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Minh Thảo chủ trì cuộc họp.
Không còn nguồn viện trợ thuốc ARV vào năm 2017
Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng trong cuộc chiến với HIV/AIDS, nhất là những bước tiến dài trong công tác điều trị, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm; Không chỉ tăng số người được điều trị, mà còn nâng cao chất lượng điều trị bằng thuốc kháng virút ARV (thuốc kháng vi-rút HIV) cho người nhiễm HIV/AIDS.
Theo Bộ Y tế, đến tháng 6/2015, toàn quốc có 227.114 trường hợp nhiễm HIV (trong đó số bệnh
ARV là thuốc được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1987 trong điều trị cho người nhiễm HIV. Với tác động ức chế sự nhân lên của HIV, thuốc ARV có khả năng phục hồi sức đề kháng của cơ thể, giúp người nhiễm HIV sống khỏe hơn, kéo dài tuổi thọ đồng thời làm giảm khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con và giảm nhiễm HIV mới trong cộng đồng.
nhân chuyển sang AIDS là 71.115 người). Dịch HIV/AIDS đã xảy ra ở tất cả các tỉnh, thành phố với 99,8 số quận/huyện và trên 80,3 số xã/phường. Số người nhiễm HIV chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Khu vực có số người nhiễm HIV cao là các tỉnh miền núi tây bắc với các huyện miền núi Nghệ An và Thanh Hóa.
Hiện ARV là loại thuốc điều trị HIV được cấp phát miễn phí từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Đây là loại thuốc làm giảm lượng virus HIV xuống, giúp người bệnh khỏe mạnh và quan trọng là làm giảm 95% nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Khi bỏ điều trị không chỉ làm tăng nguy cơ kháng thuốc, kéo theo việc điều trị tốn kém và làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác. Mới đây, ARV và một số dịch vụ khám, chữa bệnh khác đối với bệnh nhân HIV/AIDS đã được đưa vào diện chi trả của BHYT.
Với sự hỗ trợ của quốc tế, việc điều trị bằng thuốc ARV được triển khai thí điểm năm 2004 với 500 bệnh nhân đã tăng lên gần 100.000 trường hợp ở giai đoạn hiện nay. Từ năm 2015, Nhà nước đã phải tăng kinh phí mua thuốc ARV lên 85 tỉ đồng. Mỗi tháng, Việt Nam có khoảng 800-1.000 bệnh nhân HIV mới cần được điều trị ARV. Tuy nhiên, từ ngày 1/4, các tổ chức quốc tế đã chấm dứt chi tiền cho các bệnh nhân mới. Theo kế hoạch, đến hết năm 2017, tiền viện trợ chi cho thuốc ARV sẽ chấm dứt hoàn toàn. Đây sẽ là khó khăn lớn cho công tác phòng chống HIV/AIDS…
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) TS Nguyễn Hoàng Long cho biết: nếu không có giải pháp bù đắp kịp thời việc thiếu hụt thuốc ARV thì gần 100.000 bệnh nhân này sẽ phải gián đoạn điều trị và các bệnh nhân nhiễm HIV chưa điều trị ARV sẽ không được bắt đầu. Cũng theo ông Long, Bộ Y tế dự kiến lộ trình chi trả của quỹ BHYT cho thuốc ARV: Thực hiện cấp miễn phí ARV cho các đối tượng có nhi cầu từ nguồn viện trợ và Chương trình mục tiêu HIV/AIDS đến hết tháng 6/2016; Từ tháng 7/2016, BHYT bắt đầu chi trả cho thuốc ARV người người sử dụng thuốc phải chi trả chi phí trong điều trị HIV/AIDS. Ước tính kinh phí mua thuốc ARV từ BHYT năm 2016 là 40 tỷ, năm 2017 là 90 tỷ.
Bộ Y tế cũng đề xuất sử dụng phương thức mua sắm tập trung thuốc ARV. Phương thức này giúp kiểm soát giá thuốc, giá cạnh tranh do tập hợp nhu cầu mua cho toàn quốc đồng thời giúp quỹ BHYT kiểm soát giá thuốc một cách thống nhất giữa các tỉnh, thành phố và đảm bảo cung ứng đầy đủ chủng loại, chất lượng thuốc cho các cơ sở điều trị có số lượng bệnh nhân ít.
Tìm giải pháp tăng diện bao phủ BHYT
Các đại biểu tham gia cuộc họp đều thống nhất, việc cung ứng thuốc ARV từ nguồn Quỹ BHYT cho những người nhiễm HIV là cần thiết nhưng vấn đề đặt ra là tăng diện bao phủ BHYT đối với những người nhiễm HIV như thế nào?
Theo Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long, hiện nay ở một số địa phương đã hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV dưới một số hình thức: mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; hỗ trợ tối thiểu 70% cho cận nghèo; hỗ trợ 30% cho học sinh – sinh viên, hộ gia đình nông dân, ngư dân, diêm dân có mức sống trung bình,…
Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cũng đề xuất, tìm cơ chế hỗ trợ mua thẻ BHYT cho tất cả những người nhiễm HIV/AIDS từ nguồn kinh phí địa phương và hỗ trợ của tổ chức, cá nhân, Quỹ hỗ trợ KCB cho người nghèo,… bên cạnh đó, hỗ trợ phần đồng chi trả của người bệnh được thanh toán từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại địa phương, đảm bảo bệnh nhân nhiễm HIV sẽ không phải chi trả thêm do đối tượng này chủ yếu là người nghèo.
Theo Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) Tống Thị Song Hương, Thông tư số 15/2015/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện khám chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS có hiệu lực từ 15/8 với nhiều dịch vụ mà người bị HIV/AIDS có tham gia BHYT được quỹ BHYT chi trả. Các dịch vụ đó bao gồm: hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của Quỹ; phí xét nghiệm HIV đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai có HIV; khám bệnh; xét nghiệm HIV; thuốc ARV và các dịch vụ KCB HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ bụng mẹ có HIV. Những người nhiễm HIV thuộc các đối tượng nghèo, người thuộc vùng dân tộc thiểu số, khó khăn đã được hỗ trợ 100%. Cần xin ý kiến Bộ Tư pháp cho phép các địa phương dùng nguồn ngân sách của mình hoặc xã hội hóa để hỗ trợ cho người nhiễm HIV.
Điều 40 Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định: Người đang tham gia BHYT bị nhiễm HIV được Quỹ BHYT chi trả các chi phí khám, chữa bệnh; Bộ Y tế cũng đã có văn bản quy định danh mục thuốc kháng HIV do BHYT chi trả. Như vậy, Luật BHYT không phân biệt người nhiễm HIV/AIDS với người mắc bệnh khác và người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT sẽ được hưởng chế độ và được chi trả giống như các bệnh khác.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Minh Thảo cho biết: Thuốc ARV cho người bị nhiễm HIV là cần thiết và mang đậm tính nhân văn. Đây là loại thuốc đặc biệt dùng cho những đối tượng đặc biệt nên cần phải kiểm soát chặt chẽ. Bộ Y tế và BHXH Việt Nam cần đề xuất với Chính phủ về cơ chế hỗ trợ cho người nhiễm HIV tham gia BHYT, tích cực thống kê, rà soát tránh trùng lắp thẻ BHYT đồng thời hỗ trợ đồng chi trả cho đối tượng này.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu Cục Phòng, chống HIV/AIDS tính toán, xác định nhu cầu cụ thể về thuốc ARV hàng năm để làm căn cứ chuyển cho cơ quan BHXH; Rà soát lại số lượng bệnh nhân đã có thẻ BHYT đồng thời đề xuất cơ chế đặc thù mua thẻ BHYT và lộ trình bao phủ BHYT cho những người nhiễm HIV. Việc mua thuốc ARV sẽ theo cơ chế đấu thầu tập trung. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thống nhất việc đề xuất với Chính phủ cho phép cơ chế đặc thù hỗ trợ cho những người nhiễm HIV không bị giám đoạn quá trình điều trị, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị./.
Nguồn baohiemxahoi.gov.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...