Hiệu quả từ công tác phối hợp tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT

20/03/2015 01:28 AM


BHXH, BHYT là hai chính sách lớn giữ vai trò trụ cột trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước được quy định cụ thể trong Luật BHXH, Luật BHYT và mới đây Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIII (sau đây gọi là Luật BHYT sửa đổi, bổ sung), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 và Luật BHXH (sửa đổi) được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016.

Doi thoai 200315.jpg

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Minh Thảo (đứng) tham gia đối thoại với bà con nông dân tại Thanh Hóa

Để tăng cường công tác tuyên truyền BHXH, BHYT, trong những năm qua BHXH Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT tới các cấp, các ngành, các tổ chức và đông đảo người lao động và nhân dân trên cả nước. Trong năm 2014, BHXH Việt Nam đã phối hợp với 11 Bộ, Ngành tổ chức chính trị - xã hội gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ LĐ-TB&XH, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Y tế, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo – Ban Tuyên giáo Trung ương để triển khai các hoạt động tuyên truyền.

Với mục đích đưa chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đến gần hơn với người lao động, chủ sử dụng lao động, học sinh – sinh viên và các thành phần lao động khác. Năm 2014, BHXH Việt Nam phối hợp với các Bộ, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các hoạt động tập huấn, tư vấn, đối thoại cho các nhóm đối tượng trực tiếp tại cơ sở. Qua đó giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác BHXH, BHYT trong tình hình mới và mục tiêu BHXH cho mọi người lao động, BHYT toàn dân. Từ đó thuyết phục, vận động nhân dân nêu cao ý thức, trách nhiệm; chủ động, tích cực tham gia BHXH, BHYT.

Những hoạt động tuyên truyền  BHXH Việt Nam  phối hợp triển khai với các Bộ, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn Công tác tuyên truyền về Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung) và một số định hướng tuyên truyền trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật BHYT cho cán bộ Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ, các đảng uỷ trực thuộc Trung ương và một số cơ quan báo chí Trung ương tại tỉnh Bắc Ninh và tổ chức Hội nghị giao ban Tổng biên tập báo, đài Trung ương, thành phố Hà Nội; Xây dựng bản thảo cuốn Tài liệu tuyên truyền về BHXH năm 2014 được kịp thời, đúng chính sách. Biên tập và in 5 nghìn cuốn tài liệu về BHXH, BHYT; Phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ Trung ương - Bộ Y tế tổ chức 04 cuộc đối thoại chính sách BHYT tại Thái Bình, Quảng Trị với gần 800 người dân tham gia. Tổ chức biên tập và in 3 nghìn tờ gấp tuyên truyền về Luật BHYT sửa đổi; 9.300 tờ gấp Những điều cần biết khi tham gia BHYT theo hộ gia đình; Phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức 01 cuộc đối thoại tuyên truyền Luật BHXH, chính sách BH thất nghiệp với 329 đối tượng tại Thanh Hóa và tổ chức Hội thảo tuyên truyền những điểm mới trong Luật BHXH (sửa đổi) tại Hà Nội thu hút 210 đại biểu là phóng viên báo chí, phát thanh, truyền hình tham dự, trao đổi, phỏng vấn, đưa tin, viết bài về những điểm mới của Luật BHXH sửa đổi; Tổ chức biên tập, in và phát hành các tài liệu tuyên truyền về chính sách BHXH, BHTN với 30 nghìn tờ rơi: “Thông tin về chính sách BHTN năm 2014, 210 tập tài liệu tuyên truyền những điểm mới của Luật BHXH (sửa đổi) năm 2014 để cấp phát cho đại biểu và phóng viên báo chí làm tài liệu tuyên truyền và đặt mua 3 nghìn cuốn “Sổ tay tuyên truyền BHXH” do Nhà xuất bản Lao động - Xã hội ấn hành để cấp phát cho người sử dụng lao động và cán bộ làm công tác nhân sự trong các doanh nghiệp.

Phối hợp với Trung tâm Thông tin công tác Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Trung ương) tổ chức Hội nghị Báo cáo viên các tỉnh, thành phố, các cơ quan và đảng uỷ trực thuộc Trung ương về Phương hướng, nhiệm vụ công tác BHYT toàn dân năm 2015; Biên tập và phát hành trên Tạp chí Báo cáo viên số tháng 8/2014 “Những điểm mới trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHY T” vớisố lượng in 20 nghìn bản; Số tháng 9/2014 “Định hướng công tác truyền thông trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật BHXH” với số lượng in 20 nghìn bản; Số tháng 10/2014 “Cần thực hiện tốt quy định học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo Luật”, số lượng in là 20 nghìn bản. Phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam tổ chức 05 cuộc đối thoại chính sách BHXH, BHYT cho trên 1 nghìn xã viên các HTX, Liên hiệp tác xã tại Bắc Giang, Thái Bình, Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ. Tổ chức biên tập, in và phát 5 nghìn tờ gấp tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện, BH thất nghiệp và những điều cần biết khi tham gia BHYT theo hộ gia đình; Phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức 08 buổi tư vấn, đối thoại chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho công nhân lao động, cán bộ công đoàn cơ sở với gần 2 nghìn 500 người tại Hậu Giang, Quảng Bình, Hà Nội, Hà Nam, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương. Biên tập và in 5 nghìn cuốn sổ tay BHXH.

Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức 11 cuộc đối thoại chính sách BHXH, BHYT với khoảng 2.300 người bà con nông dân tại tại các tỉnh Bắc Kạn, Thanh Hoá, Hoà Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Biên tập và in 5 nghìn tờ gấp “Những điều cần biết khi tham gia BHYT theo hộ gia đình”, 2 nghìn cuốn “Cẩm nang tuyên truyền vận động nông dân tham gia BHXH tự nguyện và BHYT”. Phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức 04 cuộc toạ đàm, đối thoại, tư vấn chính sách về BHXH, BHYT tại cơ sở cho gần 600 hội viên ở Sơn La, Vĩnh Phúc, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Tổ chức biên tập và in 1 nghìn 800 sổ tay BHXH, 40 nghìn tờ rơi tuyên truyền về BHYT. Phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức 04 lớp đối thoại chính sách BHXH, BHYT tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng cho gần 800 hội viên, hội phụ nữ tham dự. Tổ chức biên soạn và in 5 nghìn tờ gấp “Những điều cần biết về BHXH tự nguyện”. Phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức 05 cuộc tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho 1.200 đối tượng học sinh, sinh viên, tại Hà Nội, Nam Định, Bình Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp. Tổ chức biên tập và in 04 loại tờ rơi “Những điều cần biết về BHYT học sinh, sinh viên”; “Những điều cần biết về BHXH tự nguyện”; “Những điều cần biết về BHXH bắt buộc”; “Những điều cần biết về BHYT tự nguyện” mỗi loại 13 nghìn tờ. Phối hợp với Phòng Công nghiệp & Thương mại Việt Nam tổ chức 03 cuộc đối thoại tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYt cho 500 cán bộ là chủ sử dụng lao động, cán bộ lao động tiền lương trong các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội và Hải phòng. Biên tập, in và phát hành 500 sổ tay BHXH.

Trong thời gian qua, công tác phối hợp với tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT giữa BHXH Việt Nam và các Bộ, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã góp phẩn vào tăng số người tham gia BHXH, BHYT hàng năm. Cụ thể, tính đến tháng 12/2014, cả nước đã có 11,37 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng hơn 9 triệu người so với năm 1995 và tăng hơn 4,67 triệu người so với năm 2006; 64,8 triệu người tham gia BHYT (chiếm gần 71% dân số), tăng 48,4 triệu so với năm 2003 và tăng 11,5 triệu so với năm 2009. Quyền lợi về BHXH, BHYT của người lao động và nhân dân được mở rộng và đảm bảo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.

Nguồn baohiemxahoi.gov.vn