Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01
24/03/2014 03:19 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 17/03/2014, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 273/QĐ-BHXH về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
BHXH Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2014
Với mục tiêu thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); trên 80% dân số tham gia BHYT. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả Quỹ BHYT. Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để hoàn thành các chỉ tiêu dự toán năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ giao, cụ thể là: Tổng thu các quỹ bảo hiểm 193.319 tỷ đồng; Tổng số chi các chế độ bảo hiểm 191.455 tỷ đồng, BHXH Việt Nam đã đề ra 14 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:
1. BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”.
2. Chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.
Ban Thực hiện chính sách BHYT chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương thực hiện.
3. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và Bộ Y tế để tham gia, đề xuất sửa đổi một số điều của Luật BHXH, Luật BHYT phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
a) Ban Thực hiện chính sách BHXH chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp:
- Tập trung nghiên cứu, tham gia với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội trong việc sửa đổi, bổ sung Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH sau khi được Quốc hội thông qua.
- Tập trung nghiên cứu, tham gia với Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội xây dựng Nghị định và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Việc làm về nội dung BHTN.
- Nghiên cứu, tham gia với các Bộ, Ngành trong việc xây dựng các văn bản về chính sách BHXH; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm hưu trí bổ sung.
b) Ban Thực hiện chính sách BHYT chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp:
- Chủ động thực hiện phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành trong việc soạn thảo, sửa đổi bổ sung Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 quy đinh chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật BHYT, Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 hướng dẫn thực hiện BHYT.
- Tham gia xây dựng đề án thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo định suất để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong triển khai thực hiện chính sách BHYT.
4. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác tổ chức cán bộ ngành BHXH.
Ban Tổ chức cán bộ chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp:
- Nghiên cứu, tham mưu ban hành các văn hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và các văn bản liên quan.
- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị mới thành lập theo quy định tại Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Tiếp tục thẩm định, rà soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc, các phòng ban phù hợp với thực tế của Ngành. Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiều giải pháp mạnh phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu năm 2014; giải quyết kịp thời các chế độ BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nhân dân.
5.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và triển khai thực hiện nhiều giải pháp phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu năm 2014.
Ban Thu chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Triển khai hiệu quả các biện pháp phát triển nhanh đối tượng tham gia BHXH, BHYT:
- BHXH các địa phương chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát các doanh nghiệp và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc để xác định số thu sát với thực tế trên từng địa bàn.
- Phối hợp các Hội, đoàn thể vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện.
- Phát triển đối tượng tham gia BHYT bắt buộc theo lộ trình quy định của Luật BHYT, nhất là đối tượng cận nghèo, các thành viên trong hộ gia đình làm nông nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
b) Thực hiện thu đúng, thu đủ BHXH, BHYT, BHTN; phấn đấu hoàn thành đạt và vượt mức dự toán năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ giao. Quản lý, hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu dự toán thu BHXH, BHYT, BHTN.
c) Tăng cường đôn đốc kiểm tra công tác thu BHXH, BHYT, có các biện pháp hữu hiệu để giảm nhanh số nợ đọng BHXH, BHYT:
- Tăng cường công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT; kiến nghị giải pháp nhằm từng bước hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT như tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động, trốn đóng BHXH, BHYT, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền đóng BHXH, BHYT của người lao động.
- Chủ động theo dõi, đôn đốc tổng hợp tình hình thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng BHXH trên địa bàn để phối hợp với Sở Lao động - Thương binh & Xã hội đề xuất với cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ BHXH; khởi kiện các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành ở địa phương tăng cường hoạt động của Tổ thu nợ BHXH, BHYT để tập trung giải quyết dứt điểm những khoản nợ còn tồn đọng kéo dài, khó đòi và tiền nợ BHYT của ngân sách địa phương.
5.2. Tổ chức chi trả kịp thời, đúng chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia; tăng cường quản lý công tác chi trả BHXH, BHYT, BHTN.
Ban Tài chính- Kế toán chủ trì, Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Thực hiện chính sách BHYT và BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Tăng cường quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, BHTN, theo dõi chặt chẽ sự biến động tăng, giảm đối tượng trên địa bàn quản lý; kiên quyết khắc phục tình trạng tiêu cực lạm dụng chính sách BHXH. Tiếp tục rà soát quá trình triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; kiến nghị cấp có thẩm quyền về những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện để có hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách cho phù hợp.
b) Đảm bảo đầy đủ và kịp thời kinh phí để các đơn vị có đủ nguồn chi trả trợ cấp BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng thụ hưởng. Quản lý, hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu dự toán chi BHXH, BHYT, BHTN.
c) Quản lý chặt chẽ công tác chi trả, đảm bảo an toàn tiền mặt trong công tác chi trả. Triển khai thực hiện mở rộng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện tại 02 thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
d) Nghiên cứu, tham mưu ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, nhằm đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính trong công tác chi trả các chế độ BHXH cho người thụ hưởng các chế độ BHXH, BHTN.
6. Nâng cao chất lượng công tác giám định, giám sát chặt chẽ việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, đảm bảo quyền lợi của người tham gia và hạn chế tình trạng bội chi quỹ BHYT.
Ban Thực hiện chính sách BHYT chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Thực hiện tốt việc ký hợp đồng KCB BHYT với các cơ sở y tế; quản lý, sử dụng an toàn hiệu quả quỹ BHYT. Chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác giám định BHYT, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT kịp thời, đúng quy định.
b) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, đúng đối tượng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám định chi phí KCB, khắc phục tình trạng bội chi quỹ KCB tại một số địa phương và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quỹ KCB BHYT.
7. Nâng cao chất lượng công tác quản lý và chỉ đạo lĩnh vực dược và vật tư y tế trong KCB BHYT, đảm bảo quyền lợi của người tham gia và hạn chế tình trạng bội chi quỹ BHYT.
Ban Dược và Vật tư y tế chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan tiếp tục sửa đổi Luật BHYT và các văn bản liên quan trong lĩnh vực dược và vật tư y tế trong đó quy định quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT trong lĩnh vực dược, vật tư y tế đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT, đảm bảo cân đối quỹ BHYT.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng chi phí thuốc, vật tư y tế theo chế độ BHYT, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHYT đặc biệt công tác tham gia Hội đồng đấu thầu cung ứng thuốc, vật tư y tế cho các cơ sở KCB.
8. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính.
Các Ban nghiệp vụ, BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Hoàn thành và áp dụng Bộ Thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 09/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của BHXH Việt Nam.
b) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định quản lý về thu, chi, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng đơn giản hóa, đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo thuận tiện cho người lao động và nhân dân tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
c) Thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 tại BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố.
9. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở KCB; kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngành tại các đơn vị trong Ngành, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm.
Ban Kiểm tra chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Thực hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2014 đã được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 07/QĐ-BHXH ngày 07/01/2014.
b) Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Thanh tra Bộ Y tế, Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai các cuộc kiểm tra liên ngành về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT.
c) Thực hiện nghiêm túc Đề án đổi mới tiếp công dân, giải quyết kịp thời mọi khiếu nại, thắc mắc của công dân liên quan đến chế độ, chính sách BHXH, BHYT; không để tình trạng đơn thư tồn đọng, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước.
d) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quyết đinh quy định về công tác kiểm tra của BHXH Việt Nam theo hướng sửa đổi một số nội dung còn bất cập, bổ sung một số quy định còn thiếu về việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận sau kiểm tra và giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài.
10. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền; tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình số 373/Ctr-BHXH ngày 17/01/2013 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc triển khai công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/01/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”.
Ban Tuyên truyền chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT đến cán bộ và nhân dân trên phạm vi cả nước.
b) Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, với các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền đẩy mạnh triển khai các chương trình phối hợp tuyên truyền về BHXH, BHYT đã được ký kết.
c) Đổi mới nội dung, hình thức biên soạn, in ấn, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền BHXH, BHYT, trong đó quan tâm đến nhóm đối tượng tham gia tự nguyện.
d) Báo BHXH, Tạp chí BHXH và Trang thông tin điện tử BHXH duy trì các chuyên trang, chuyên mục và nâng cao chất lượng tuyên truyền, phản ánh kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ. Tăng cường các bài viết nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn kinh nghiệm góp phần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật BHXH (sửa đổi), Luật BHYT (sửa đổi). Kịp thời phát hiện, biểu dương và giới thiệu những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT.
đ) BHXH các tỉnh, thành phố chú trọng đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền. Tăng cường các hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan như xây dựng các cụm pa nô, áp phích; biên soạn, phát hành các loại tờ rơi, tờ gấp, duy trì các chuyên trang, chuyên mục trên các báo và sóng phát thanh - truyền hình địa phương; chủ động cung cấp thông tin, số liệu, kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đặc biệt là tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH, BHYT của các đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương, kịp thời báo cáo cấp ủy, chính quyền để kịp thời có biện pháp tăng cường chỉ đạo thực hiện.
e) Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật BHXH, BHYT giai đoạn 2014-2020.
f) Giới thiệu, quảng bá hình ảnh và hoạt động của BHXH Việt Nam nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, vai trò của Ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT hướng tới kỷ niệm 20 năm ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02/1995-16/02/2015).
11. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, đặt trọng tâm vào quản lý thu, chi các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
Ban Tài chính- Kế toán chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Chỉ đạo các đơn vị thực hiện công khai dự toán và phân bổ dự toán, quyết toán, chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, chi quản lý bộ máy nhằm minh bạch và sử dụng tài chính tài sản có hiệu quả.
b) Tổ chức thực hiện tốt các quy định của Luật NSNN, các quy định hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính của Ngành, cụ thể:
- Thực hiện xây dựng, phân bổ, điều chỉnh dự toán chi BHXH, KCB BHYT, BHTN, chi quản lý bộ máy của BHXH các tỉnh, thành phố, khối ANQP, Bộ LĐTB&XH theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chính sách hiện hành.
- Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp xây dựng phương án tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và giao quyền tự chủ cho các đơn vị.
- Kiểm tra, hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và triển khai tổ chức thực hiện theo quy định tại Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 20/01/2011, Thông tư số 134/TT-BTC ngày 30/9/2011 và Quyết định số 1288/QĐ-BHXH ngày 26/9/2012.
- Chỉ đạo BHXH tỉnh, thành phố nâng cao chất lượng công tác quyết toán tài chính, duyệt quyết toán tài chính hàng năm đối với các đơn vị trực thuộc; tổ chức thẩm định quyết toán hàng năm đối với các đơn vị trong Ngành và lập báo cáo quyết toán Ngành đúng quy định.
c) Tổ chức tập huấn phần mềm kế toán VSA theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính cho BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện và các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam.
d) Chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg; Rà soát, chuẩn hóa dữ liệu tại Phần mềm quản lý, đăng ký tài sản nhà nước; Tổ chức thực hiện tốt các quy định của Pháp luật, của Ngành về mua sắm sửa chữa, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản nhà nước tại các đơn vị trong Ngành.
12. Quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Ban Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp:
a) Toàn Ngành thực hiện nghiêm túc việc rà soát bố trí kinh phí cho các dự án xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản trang thiết bị thật cấp thiết, trước hết là các đơn vị chia tách, đang đi thuê, mượn trụ sở để làm việc; kiên quyết không bố trí vốn dàn trải, kéo dài; đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công để sớm đưa vào sử dụng. Sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.
b) Các chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chặt chẽ các nhà thầu thực hiện tiến độ, chất lượng, sớm đưa công trình vào hoạt động đảm bảo hiệu quả, quản lý sử dụng và thanh quyết toán vốn xây dựng cơ bản kịp thời, đúng quy định.
c) Hướng dẫn các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án chuẩn bị đầy đủ điều kiện đầu tư, kiện toàn bộ máy để triển khai các nội dung của Đề án “Xây dựng trụ sở làm việc Ngành BHXH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đảm bảo đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả.
13. Về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).
Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì, BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam phối hợp:
Ưu tiên, tập trung xây dựng hệ thống CNTT hoàn chỉnh, hiện đại đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính để tạo ra môi trường làm việc điện tử rộng khắp phục vụ cho công tác chỉ đạo và điều hành, công tác nghiệp vụ BHXH, BHYT và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến về BHXH, BHYT cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể:
a) Xây dựng mạng LAN, WAN hiện đại, cho phép hợp tác và chia sẻ thông tin theo mô hình xử lý tập trung tại BHXH cấp tỉnh, Trung ương và các cơ quan của nhà nước khác. 100% cán bộ, công chức và viên chức có máy tính để sử dụng cho công việc hàng ngày trên môi trường mạng.
b) Xây dựng hệ thống phần mềm nghiệp vụ, phần mềm quản lý nội bộ theo mô hình quản lý tập trung thống nhất tại cấp tỉnh và cấp trung ương.
c) Xây dựng một số cơ sở dữ liệu CSDL tập trung quan trọng của toàn Ngành: CSDL tập trung ngành về hưởng BHXH để phục vụ công tác quản lý đối tượng; CSDL về Thuốc và vật tư y tế.
d) Thí điểm triển khai một số dịch vụ công điện tử về BHXH, BHYT trên mạng Internet.
e) Hoàn thiện môi trường pháp lý, văn hoá về ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai BHXH điện tử trong toàn Ngành.
f) Phát triển nguồn nhân lực CNTT đồng bộ, bồi dưỡng đào tạo kiến thức tin học cho cán bộ, công chức tiếp cận sử dụng công nghệ mới trong công việc đáp ứng yêu cầu cao về hiệu quả và chất lượng công việc.
14. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
Các Ban nghiệp vụ, BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương:
a) Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 295/QĐ-BHXH ngày 25/3/2013 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về ban hành chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của BHXH Việt Nam.
b) Thực hiện quản lý các khoản chi theo đúng dự toán đã được phê duyệt; chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; hướng dẫn các đơn vị trong Ngành tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí công tác trong và ngoài nước. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sự cần thiết theo đúng quy định của pháp luật.
c) Tăng cường công tác kiểm tra BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện đúng quy định về quản lý tiền mặt, tiền gửi và quy định tại thỏa thuận liên ngành giữa hệ thống BHXH với hệ thống Ngân hàng, Kho bạc nhằm tập trung nhanh nguồn thu về BHXH Việt Nam để đáp ứng nhu cầu chi trả các chế độ BHXH, BHYT và nâng cao hiệu quả đầu tư tăng trưởng quỹ; kiểm tra tổ chức chi trả, quản lý đối tượng của các đại lý chi trả; xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện các quy định về công tác tài chính, tài sản, chi trả các chế độ BHXH. Tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính.
d) Nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của lãnh đạo đơn vị, nhất là người đứng đầu; phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ nhằm khắc phục tình trạng thụ động, quan liêu, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Để tổ chức thực hiện Chương trình đạt hiệu quả, BHXH Việt Nam yêu cầu, căn cứ vào Chương trình hành động này và Chương trình công tác năm 2014 của đơn vị, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện ngay trong tháng 3 năm 2014 chương trình hành động cụ thể của đơn vị, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch được giao để có biện pháp chủ động quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch về nhiệm vụ, thời gian; gửi BHXH Việt Nam (Văn phòng) trước ngày 05 tháng 4 năm 2014 để theo dõi, giám sát.
2. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình công tác đã đề ra; tổ chức giao ban hàng tháng để kiểm điểm tình hình thực hiện chương trình hành động của đơn vị; báo cáo tổng kết việc thực hiện chương trình hành động của đơn vị năm 2014 gửi BHXH Việt Nam (Ban Kế hoạch và Đầu tư: bankhtc@vss.gov.vn) trước ngày 15 tháng 11 năm 2014 để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
3. Chủ động xây dựng và triển khai chương trình công tác liên ngành với Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ Y tế và các ngành, cơ quan có liên quan để tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014.
4. Phát động phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động, lập nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, thiết thực kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Ngành BHXH Việt Nam” đến từng đơn vị và cá nhân trong toàn Ngành./.
Nguồn TC BHXH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...