Lãnh đạo Tạp chí BHXH bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Báo chí - Truyền thông
20/05/2013 08:53 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Như tin đã đưa, sáng ngày 09/05/2013, tại trường Đại học Khoa học xã hội - Nhân văn, Hà Nội, đã diễn ra buổi bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia cho Nghiên cứu sinh Dương Văn Thắng với Đề tài: Nghiên cứu hiệu quả Báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế.
Quang cảnh buổi bảo vệ Luận án
Tốt nghiệp Đại học báo chí Văn bằng 2 chính quy năm 2003 đạt loại giỏi, Bảo vệ xuất sắc Luận văn Thạc sĩ Báo chí tháng 12/2008, đáp ứng các điều kiện cần và đủ, đồng chí Dương Văn Thắng, Tổng Biên tập Tạp chí BHXH được chuyển tiếp học Tiến sĩ báo chí truyền thông (diện tuyển đặc cách). Ngày 01/04/2009, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ra Quyết định số 1331/QĐ-SĐH về việc công nhận nghiên cứu sinh năm 2009 đối với đồng chí Dương Văn Thắng và ủy quyền cho Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức chấm đề cương Luận án, quyết định về đề tài và cán bộ hướng dẫn cho Nghiên cứu sinh. Với kết quả chấm đề cương Luận án, ngày 20/04/2009, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ra quyết định công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Dương Văn Thắng.
Trong quá trình học tiến sĩ, đồng chí Dương Văn Thắng đã hoàn thành xuất sắc các chuyên đề nghiên cứu sinh, tháng 11/2011, được Đại học Quốc gia Hà Nội trao tặng học bổng Pony Chung Hàn Quốc - Chương trình hợp tác quốc tế hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Qua các bước báo cáo tiến độ; bảo vệ Luận án cấp bộ môn, liên bộ môn, cấp cơ sở (cấp trường); phản biện độc lập, nghiên cứu sinh Dương Văn Thắng đã hoàn tất các thủ tục cần thiết. Sáng ngày 09/05/2013, tại trường Đại học Khoa học xã hội - Nhân văn, Hà Nội, đã diễn ra buổi bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia cho Nghiên cứu sinh Dương Văn Thắng với Đề tài:
Nghiên cứu hiệu quả Báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế. Buổi bảo vệ đã được tổ chức trang trọng, đúng quy trình, thủ tục quy định, với sự có mặt đầy đủ 07 thành viên Hội đồng đánh giá Luận án cùng các đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị, đồng chí, đồng nghiệp, người thân của nghiên cứu sinh và những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu.
Là những chính sách xã hội quan trọng bậc nhất đối với toàn dân, chính sách ASXH ở nước ta đang từng bước mở rộng và hoàn thiện theo định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến năm 2020 cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước đang đứng trước những thời cơ và vận hội lớn, đi liền với những khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi báo chí với vai trò chủ lực của binh chủng truyền thông đại chúng, cần nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt hơn sứ mệnh là người tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể tích cực đóng góp xây dựng, phát triển, hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta.
Với ý nghĩa, mục đích và hướng nghiên cứu đó, cấu trúc Luận án xây dựng 3 chương. Trong Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa, xác lập, làm rõ hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: khái niệm truyền thông, truyền thông đại chúng, hiệu quả truyền thông, mô hình và cơ chế tác động của truyền thông đại chúng, hiệu quả báo chí; những vấn đề lý luận cơ bản về An sinh xã hội, hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông An sinh xã hội; vai trò của An sinh xã hội đối với hoạt động báo chí, vai trò của báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội, tiêu chí đánh giá hiệu quả truyền thông các yếu tố tác động đến hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội; thời kỳ hội nhập ở nước ta và yêu cầu về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội thời kỳ hội nhập.
Dựa trên hệ thống cơ sở lý luận đã xác lập, Chương 2 tác giả đi vào khảo sát đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội ở nước ta thông qua thông điệp, kênh truyền với đại diện hệ thống báo in, thể hiện ở nội dung phản ánh và hình thức chuyển tải về An sinh xã hội trên 5 tờ báo tiêu biểu liên quan mật thiết tới công tác truyền thông về chính sách, pháp luật An sinh xã hội, gồm báo Nhân dân, Lao động, Lao động & Xã hội, Sức khoẻ & Đời sống và báo Bảo hiểm xã hội); nội dung An sinh xã hội tập trung vào 03 trụ cột cơ bản là BHXH (bao gồm cả BHYT, BHTN) Ưu đãi xã hội và Bảo trợ xã hội (bao gồm Cứu trợ xã hội và Trợ giúp xã hội).
Đồng thời, tác giả tiến hành khảo sát công chúng An sinh xã hội thông qua 4 đối tượng khảo sát đại diện (với 2100 phiếu điều tra), đó là (1) Giám đốc BHXH trong cả nước (63 Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 640 Giám đốc BHXH quận, huyện, thị xã), là người tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ASXH cơ bản (BHXH, BHYT, BHTN). (2) 800 giám đốc các doanh nghiệp lớn tại 8 tỉnh, thành phố đại diện các vùng, miền, khu vực trong cả nước (Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Dương, Cần Thơ), là chủ sử dụng lao động, có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ ASXH cơ bản (BHXH, BHYT, BHTN). (3) Khảo sát ý kiến bệnh nhân tại một số bệnh viện Trung ương đóng tại Hà Nội (bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K - chuyên khoa ung thư và bệnh viện E, với 314 phiếu). (4) Khảo sát ý kiến sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, với 232 phiếu. Đây là đối tượng được đào tạo chuyên sâu về báo chí, truyền thông và có trách nhiệm thực hiện BHYT bắt buộc theo quy định của Luật BHYT. Những thông tin thu thập được qua điều tra khảo sát đối tượng này về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH giúp cho việc nghiên cứu có thêm những cơ sở đánh giá cần thiết.
Mẫu khảo sát được thiết kế theo phương thức đóng, mở áp dụng cho cả 4 nhóm đối tượng: Đối với nhóm giám đốc BHXH, thăm dò 10 nội dung chính, đó là: (1) Mức độ hiểu biết về ASXH; (2) Kênh tiếp nhận thông tin về ASXH; (3) Mức độ quan tâm về những vấn đề ASXH được phản ánh trên báo chí; (4) Những nội dung về ASXH trên báo chí thường quan tâm; (5) Đánh giá hiệu quả các kênh truyền thông về ASXH; (6) Đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN); (7) Thường tiếp nhận thông tin ASXH qua các thể loại báo chí nào; (8) Ý kiến khảo nghiệm về các giải pháp; (9) Những ý kiến khác; (10) Một số thông tin về bản thân. Đối với nhóm đối tượng khảo sát này, tác giả đã lồng ghép giữa điều tra anket với phỏng vấn sâu, để đánh giá sâu hơn về những vấn đề mà đối tượng này có thể đáp ứng được, thể hiện ở câu hỏi (6) Đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN) và (8) Để phục vụ cho việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về ASXH về An sinh xã hội mà trụ cột là các chính sách BHXH, BHYT, BHTN, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về tính khả thi của các giải pháp. Đối với nhóm giám đốc các doanh nghiệp, thăm dò 8 nội dung chính, đó là: (1) Mức độ hiểu biết về ASXH; (2) Kênh tiếp nhận thông tin về ASXH; (3) Mức độ quan tâm về những vấn đề ASXH được phản ánh trên báo chí; (4) Những nội dung về ASXH trên báo chí thường quan tâm; (5) Đánh giá hiệu quả các kênh truyền thông về ASXH; (6) Thường tiếp nhận thông tin ASXH qua các thể loại báo chí nào; (7) Ý thức tuân thủ pháp luật BHXH, BHYT; (8) Những ý kiến khác. Đối với nhóm đối tượng khảo sát này, tác giả đã lồng ghép giữa điều tra anket với phỏng vấn sâu, để đánh giá sâu hơn về ý thức tuân thủ pháp luật BHXH, BHYT những vấn đề mà đối tượng này có thể đáp ứng được, thể hiện ở câu hỏi (7) Đơn vị ông (bà) tham gia BHXH, BHYT, BHTN như thế nào? (với 03 phương án trả lời là: Đóng đầy đủ, kịp thời; Đóng chưa đầy đủ; Đóng chưa kịp thời; và ý kiến khác). Đối với nhóm đối tượng khảo sát bệnh nhân và sinh viên, thăm dò 9 nội dung chính, đó là: (1) Mức độ hiểu biết về ASXH; (2) Kênh tiếp nhận thông tin về ASXH; (3) Mức độ quan tâm về những vấn đề ASXH được phản ánh trên báo chí; (4) Những nội dung về ASXH trên báo chí thường quan tâm; (5) Thường tiếp nhận thông tin ASXH qua các thể loại báo chí nào; (6) Đánh giá hiệu quả các kênh truyền thông về ASXH; (7) Nhận thức về chính sách BHYT; (8) Một số thông tin về bản thân; (9) Những ý kiến khác. Đối với nhóm đối tượng khảo sát này, tác giả đã lồng ghép giữa điều tra anket với phỏng vấn sâu, để đánh giá sâu hơn nhận thức của các đối tượng này , thể hiện ở câu hỏi (7) Nhận thức về chính sách BHYT; (8) Một số thông tin về bản thân (là đối tượng BHYT bắt buộc, tự nguyện, tự trả viện phí hay không rõ đối tượng nào).
Ngoài ra, để có thêm cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về An sinh xã hội, tác giả khảo sát yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông An sinh xã hội của báo chí ở góc độ nơi khởi nguồn cung cấp thông tin, thông qua việc khảo sát tổ chức hoạt động truyền thông của hệ thống BHXH Việt Nam.
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phân tích, đánh giá làm sáng tỏ những ưu điểm, nhược điểm của báo chí trong công tác truyền thông về ASXH và trên cơ sở của việc xác định rõ những vấn đề đang đặt ra đối với việc thực hiện công tác ASXH ở nước ta hiện nay; cùng với kết quả khảo sát thực tiễn, thăm dò dư luận công chúng, đánh giá hoạt động truyền thông ở cơ quan trụ cột An sinh xã hội, Chương 3 tác giả xây dựng và đề xuất 9 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông ASXH ở nước ta thời gian tới. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan hữu quan và các tờ báo khảo sát cần thực hiện những công việc cụ thể để góp phần thực hiện tốt hơn các giải pháp, góp phần thực hiện tốt công tác truyền thông về ASXH ở nước ta thời kỳ hội nhập, phát triển.
Đánh giá về Luận án Tiến sĩ của đồng chí Dương Văn Thắng, PGS TS.Đinh Văn Hường, chủ tịch Hội đồng nhận xét: Luận án Nghiên cứu hiệu quả Báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở Việt Nam thời kỳ hội nhập có giá trị lý luận và thực tiễn cao, thể hiện sự nghiên cứu nghiêm túc, công phu của nghiên cứu sinh. Với những cơ sở lý luận và thực tiễn được hệ thống hóa và xác lập, những giải pháp mang tính khả thi được xây dựng, từ thay đổi, nâng cao nhận thức đến lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm, hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng trong thực tiễn. Các thành viên Hội đồng đánh giá cao giá trị khoa học của luận án và nhất trí công nhận Nghiên cứu sinh Dương Văn Thắng xứng đáng nhận học vị Tiến sĩ Báo chí - Truyền thông.
Đến dự, chứng kiến nghiên cứu sinh bảo vệ Luận án, TS.Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chúc mừng đồng chí Dương Văn Thắng đã bảo vệ thành công thành quả nghiên cứu. Đồng chí nhấn mạnh: Đề tài nghiên cứu của đồng chí Dương Văn Thắng có ý nghĩa thời sự, hết sức cần thiết, hữu ích đối với hoạt động truyền thông xây dựng, phát triển, hoàn thiện chính sách, pháp luật An sinh xã hội, BHXH, BHYT ở nước ta. Với tính ứng dụng, khả thi cao, kết quả nghiên cứu góp phần thực hiện tốt hơn công tác truyền thông, thúc đẩy sự nghiệp ASXH, BHXH, BHYT ngày càng hoàn thiện và phát triển bền vững, thiết thực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hội nhập, phát triển.
Một số hình ảnh tại buổi bảo vệ Luận án:
Các thành viên Hội đồng đánh giá Luận án chụp ảnh lưu niệm với Tân Tiến sỹ
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, TS Đỗ Văn Sinh tặng hoa chúc mừng Tân Tiến sĩ
Cán bộ, phóng viên Tạp chí BHXH chúc mừng Tổng Biên tập
Nguồn TC BHXH
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...