Quy định mới của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
20/05/2024 05:41 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Về phạm vi, Nghị định quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý nhà nước về công tác pháp chế.
Đối tượng áp dụng gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Doanh nghiệp nhà nước; Đơn vị sự nghiệp công lập; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác pháp chế.
9 nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ
Nghị định quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ gồm 09 nội dung:
1. Công tác xây dựng pháp luật và xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan;
2. Có ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản, hợp đồng do các đơn vị khác chuẩn bị theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
3. Công tác phối hợp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
5. Công tác bồi thường nhà nước;
6. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
7. Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
8. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế đối với tổ chức pháp chế, người làm công tác pháp chế ở các đơn vị trực thuộc.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nội dung Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định riêng cho tổ chức pháp chế Bảo hiểm xã hội Việt Nam “Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật”.
Hình minh họa (nguồn: Internet)
Bổ sung quy định “Pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế”; "Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập"
Nghị định bổ sung quy định về “Pháp chế viên”, theo đó pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật, ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.
Người đứng đầu Vụ hoặc Cục hoặc Ban thực hiện công tác pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; các tiêu chuẩn của pháp chế viên quy định tại Nghị định này, đã được bổ nhiệm ngạch pháp chế viên trở lên; trường hợp là pháp chế viên, sau khi bổ nhiệm vào ngạch phải có ít nhất 3 năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này.
Tại Nghị định bổ sung trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể: Xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập; Trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập; Tổ chức bộ phận pháp chế hoặc bố trí viên chức thực hiện công tác pháp chế, bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập; Báo cáo về công tác pháp chế theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất gửi cơ quan chủ quản để tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp.
Quy định mức hỗ trợ cho người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Nghị định quy định căn cứ vào vị trí việc làm về nghiệp vụ chuyên môn pháp chế trong cơ quan, tổ chức hành chính, người làm công tác pháp chế ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được hưởng mức hỗ trợ là 60.000đồng/ngày làm việc, ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được hưởng mức hỗ trợ là 40.000 đồng/ngày làm việc. Chế độ hỗ trợ này được áp dụng cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 7 năm 2024./.
https://baohiemxahoi.gov.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...