Bảo hiểm xã hội tự nguyện – Tích lũy để an hưởng tuổi già
19/08/2018 05:00 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là một trong những chính sách mới của Đảng và Nhà nước, bắt đầu thực hiện từ năm 2008. Và kể từ ngày 1/1/2018, khi Nghị định về BHXH tự nguyện có hiệu lực, đã có nhiều điểm mới, thuận lợi và tiện ích được áp dụng cho người tham gia BHXH như mở rộng đối tượng, bỏ mức trần tuổi, thủ tục đơn giản, linh hoạt phương thức và đa dạng mức đóng...
BHXH tự nguyện là loại hình bảo hiểm cho công dân Việt Nam đủ 15 tuổi trở lên, không quy định mức trần tuổi và không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, tự trích kinh phí tham gia.
Từ ngày 1/1/2018, Nghị định 134/2015/NĐ-CP về việc hỗ trợ tiền đóng BHXH của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện có hiệu lực. Theo nghị định này, người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm dựa trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn. Cụ thể, mức hỗ trợ bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; bằng 10% đối với các đối tượng khác. Nghị định cũng nêu rõ, căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp.
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng). Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, gồm đóng hàng tháng; đóng 3 tháng một lần; đóng 6 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần. Nếu người tham gia đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo qui định mà thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), thì được đóng một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Việc đóng sẽ được thực hiện một lần cho những năm còn thiếu đối với điều kiện người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định. Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm còn thiếu trên 10 năm, thì được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm. Lúc đó, người tham gia BHXH được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu- theo diện thiếu không quá 10 năm như trên. Thủ tục đăng ký cũng đơn giản, đã quy định thống nhất toàn quốc. Vì vậy, người dân chỉ cần đến các đại lý thu BHXH tự nguyện tại các xã, phường hoặc huyện, thành phố để được hướng dẫn.
Bà Phùng Thị Nho (thôn Lạc Thiện, thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương) cho biết, vừa qua bà đủ tuổi về hưu nhưng còn thiếu thời gian 4 năm 3 tháng mới đủ số năm đóng BHXH để nhận lương hưu. Sau khi tìm hiểu và được hướng dẫn đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu, bà Nho đã chọn mức đóng cao nhất. “Đây là quy định tạo điều kiện thuận lợi cho người đủ tuổi về hưu yên tâm nghỉ ngơi, an dưỡng sau nhiều năm công tác, cống hiến, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tôi thấy rất phấn khởi” – bà Nho nói.
Theo số liệu thống kê của BHXH tỉnh, toàn tỉnh hiện có 1.001 người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó, thành phố Đà Lạt nhiều nhất với 379 người tham gia, huyện Lạc Dương là địa phương có số người tham gia BHXH tự nguyện thấp nhất, chỉ có 29 người. Trong số những người tham gia BHXH tự nguyện của tỉnh, phần lớn là những người đã tham gia BHXH bắt buộc, sau đó đóng BHXH tự nguyện để đủ thời gian hưởng chế độ hưu trí. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại và có nguy cơ tăng dần theo hàng năm đó là, hiện tại bình quân một tháng toàn tỉnh có gần 1.000 người người lao động sau khi nghỉ việc nhận BHXH một lần mà không tiếp tục tham gia đóng BHXH tự nguyện để nhận lương hưu. Thêm một thực tế nữa, đó là số người lao động tự do đóng mới lần đầu rất ít, trong đó nguyên nhân là nhiều người chưa nắm thông tin về BHXH tự nguyện, bên cạnh đó, mức thu nhập của người lao động tự do còn thấp và bấp bênh. Thời gian đóng BHXH tự nguyện dài, nên người dân chưa nhận thấy lợi ích lâu dài khi tham gia BHXH tự nguyện, mặc khác trong thời gian đóng BHXH tự nguyện, người tham gia không được thụ hưởng các chế độ ngắn hạn.
Xong thực tế cho thấy chính sách tham gia BHXH tự nguyện là một chính sách vô cùng nhân đạo của Nhà nước ta đối với người dân, đồng thời chính sách này cũng thể hiện sự tích cực, chủ động của người dân về vấn đề tự an sinh cho chính bản thân mình, góp phần chia sẻ cộng đồng và phát triển xã hội, thông qua những ưu điểm sau đây:
Đây là loại hình bảo hiểm do người dân tự nguyện tham gia, vì vậy người dân được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân để hưởng các chế độ theo quy định.
Tiền đóng BHXH được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng qua từng năm theo quy định của Chính Phủ để tính lương hưu, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu hàng năm được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế.
Khi người dân tham gia BHXH tới tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng trợ cấp một lần ngoài lương hưu hàng tháng và theo quy định thì còn được hưởng chế độ tử tuất,
Khi tham gia BHXH tự nguyện thì người dân còn được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT khi nghỉ hưu và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh như những người tham gia BHXH bắt buộc.
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...