Bước 1. Lập hồ sơ
Người hưởng lập hồ sơ theo quy định tại mục thành phần hồ sơ.
Bước 2. Nộp hồ sơ
a) Đối với nhận chế độ BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp: Đến kỳ chi trả, người được ủy quyền nộp Giấy uỷ quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan Bưu điện, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả. Người được ủy quyền có trách nhiệm báo giảm kịp thời khi người hưởng từ trần hoặc bị tạm dừng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng theo quy định, nếu thực hiện sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả về quỹ BHXH.
b) Đối với nhận chế độ BHXH một lần: Người được ủy quyền nộp Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH hoặc cơ quan Bưu điện nơi chi trả; xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; nhận tiền và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả hoặc Giấy nhận tiền.
c) Đối với nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: Người được ủy quyền nộp giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH; xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; nhận tiền và ký nhận tiền trên phiếu chi.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
- Đối với lĩnh thay chế độ hàng tháng, các chế độ một lần đi kèm hàng tháng, chế độ một lần, trợ cấp thất nghiệp: Người hưởng nộp hồ sơ cho cơ quan Bưu điện;
- Đối với lĩnh thay chế độ một lần, chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: người hưởng nộp hồ sơ cho BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện.
Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Bưu điện, cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và thực hiện chi trả ngay cho người lĩnh thay trong kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
Mẫu số 13-HSB.pdf
Không
- Luật BHXH số 58/2014/QH13 (20/11/2014);
- Quyết định số 166/QĐ-BHXH (31/01/2019.