Bài cuối: Công nghiệp chế biến - động lực phát triển
20/09/2024 07:57 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Từ thực tiễn phát triển đến tầm nhìn chiến lược phát triển công nghiệp của Lâm Đồng có thể nhận diện sự lựa chọn của Lâm Đồng về đầu tư phát triển công nghiệp “có chọn lọc” và ưu tiên công nghiệp chế biến, gắn với tiềm năng, vùng nguyên liệu sẵn có của Lâm Đồng.
Trong phát triển công nghiệp được cho là lĩnh vực liên quan đến phát thải Co2 cao và luôn tiềm ẩn nguy cơ hủy hoại môi trường tự nhiên, môi trường sống nếu không được xem xét, đánh giá sự tác động, ảnh hưởng đến môi trường trên tinh thần “không đánh đổi môi trường bằng mọi giá”.
Vì vậy, trước mắt cũng như lâu dài Lâm Đồng sẽ “Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm” đã được hình thành từ chủ trương, chính sách đến việc thực hiện các bản kế hoạch trong các năm qua.
Hiện tại, toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp gồm: Khu công nghiệp Lộc Sơn và Phú Hội và 6 cụm công nghiệp. Tại 2 khu công nghiệp đã thu hút 81 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.616 tỷ đồng và 102,91 triệu USD, diện tích sử dụng đất trên 168 ha. Tỷ lệ lấp đầy tại Khu công nghiệp Lộc Sơn 80%, Phú Hội 100%, còn tỷ lệ lấp đầy các các cụm công nghiệp 52%. Bên cạnh đó, Lâm Đồng đang triển khai xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp - nông nghiệp Tân Phú nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư ngành công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch, gia tăng giá trị nông sản.
Mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, bình quân giá trị ngành công nghiệp Lâm Đồng tăng 11,5 - 12%; trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 65%, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện chiếm 28% cơ cấu ngành công nghiệp.
Lược qua bức tranh công nghiệp Lâm Đồng và lộ trình phát triển có thể nhận diện, nền công nghiệp của tỉnh ít có nguy cơ hủy hoại môi trường và dần góp phần vào sự phát triển nền kinh tế xanh hiện tại cũng như trong tương lại.
Cần biết thêm, không chỉ đến bây giờ mà từ trước nay, đối với việc sản xuất năng lượng, hầu hết các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh đều là các dự án năng lượng tái tạo đó là hệ thống thủy điện. Điểm đặc biệt của hệ thống thủy điện trên địa bàn tỉnh, một mặt cung cấp nguồn điện năng tái tạo cho hệ thống điện lưới quốc gia, mặt khác cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp không chỉ trong nội tỉnh mà còn cho các tỉnh lân cận; đồng thời tạo hồ cảnh quan phục vụ du lịch, cung cấp nước ngọt cho các tỉnh hạ du và góp phần điều tiết lũ lụt trong mùa mưa bão.
Mặt khác, để phát triển năng lượng tái tạo, Lâm Đồng đã và đang khuyến khích thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng gió, năng lượng mặt trời cũng như khuyến khích doanh nghiệp và người dân đầu tư sử dụng năng lượng tự sản, tự tiêu. Nhiều hộ dân và doanh nghiệp - nhất là các khách sạn đã đầu tư nguồn năng lượng mặt trời để giải quyết nguồn điện năng cho chính cơ sở sản xuất, dịch vụ và nhu cầu của các hộ gia đình. Nếu nhà nước có chính sách tốt về lĩnh vực này, điều kiện phát triển của Lâm Đồng còn có tiềm năng rất lớn. Minh chứng rõ nhất về ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo đó là trong mấy năm trở lại đây, Lâm Đồng đã thu hút 2 dự án đầu tư năng lượng điện gió bao gồm Dự án Điện gió Cầu Đất - Đà Lạt với tổng công suất thiết kế 50MW, vốn đầu tư 57 triệu USD - hiện đang triển khai sắp hoàn thành và Cụm Dự án nhà máy điện gió Đơn Dương 1, 2, 3 và 3A có tổng công suất gần 200MW do Công ty Cổ phần đầu tư EMI thực hiện với tổng mức đầu tư dự toán 7.600 tỷ đồng...
Hẳn rằng, phát triển kinh tế xanh, đối với lĩnh vực công nghiệp - một trong những trọng tâm đòi hỏi phải “chuyển dịch năng lượng” trên cơ sở là bảo vệ môi trường tức giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn. Đó cũng là hướng đi mà Lâm Đồng đã và đang đi trên chuyến tàu xanh hóa đó
Báo Lâm Đồng
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...