Vì sao ngày càng nhiều sinh viên thất nghiệp?
16/07/2013 04:07 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ác mộng của các bậc phụ huynh là đã bỏ hàng đống tiền cho đại học mà sau này con cái không kiếm nổi một công việc tử tế. Đáng buồn là hiện tượng ấy ngày càng phổ biến vì nhu cầu lao động “trí óc” cần bằng cấp cao đang giảm dần.
Cầu giảm buộc lao động trình độ cao phải nhận những việc “trình độ thấp”, đẩy những người “trình độ thấp” xuống sâu hơn, thậm chí là bật khỏi nấc thang nghề nghiệp. Nếu kết luận trên là đúng, hậu quả sẽ khôn lường, và không chỉ với sinh viên lẫn phụ huynh. Hãy bắt đầu với mấy số liệu cơ bản. Lúc nào cũng có những sinh viên phải làm các công việc không cần đến bằng đại học. Năm 1970, cứ 100 tài xế mới có 1 người tốt nghiệp đại học. Ngày nay, tỷ lệ này là 15/100. Chắc kỹ năng lái xe taxi chẳng khó lên là mấy kể từ năm 1970. Có khi còn dễ hơn nhờ công nghệ GPS đã nhớ hộ đường rồi. Tương tự, năm 1970 chỉ có 2% số lính cứu hỏa có bằng đại học, nay đã tăng lên 15%. Trong số các bartender (nghề pha chế rượu ở quán bar-ND), khoảng ¼ có bằng cấp. Có sự thay đổi ấy là do trái với suy nghĩ phổ biến, cầu lao động có kỹ năng đang giảm. Tỷ lệ có việc làm với lao động “trí óc” như quản lý, chuyên môn và kỹ thuật tăng mạnh từ năm 1980 đến 2000, nhưng từ bấy đến nay ít thay đổi, dù cho cung lao động tiếp tục tăng. Vì sao lại thế? Có thể là do toàn cầu hóa đã làm thay đổi thang thu nhập. Nhiều công việc từng cần đến “trí óc” nay có thể tự động hóa. Cái gì cần số hóa đều đã có máy tính hoặc lao động ở nước ngoài làm hộ rồi.
Hiện tượng “người thắng có tất cả” giúp những người “ở trên đỉnh tháp” có mức thu nhập cực cao nhưng nó chẳng giúp gì mấy cho một người có bằng đại học ở mức trung bình. Dù lý do thực sự là gì thì việc lao động có bằng cấp quá thừa mứa đã khiến họ phải tìm đến những công việc “tạm bợ” như bán hàng hay văn phòng, làm giảm lương của những việc này và buộc những lao động trình độ thấp hơn phải làm những việc “tay chân” trong ngành xây dựng hay nông nghiệp. Điều khó hiểu ở đây là người tốt nghiệp đại học vẫn hưởng lương ngày càng cao hơn (wage premium). Cụ thể, chênh lệch mức lương giữa người có và không có bằng đại học đã tăng mạnh trong vài thập kỷ vừa qua và dường như cả sinh viên bình thường lẫn xuất sắc đều “có lãi” khi đầu tư cho tấm bằng đại học. Chênh lệch mức lương vẫn cao cho thấy nhu cầu lao động có trình độ không giảm. Nếu lao động “trí óc” có mất giá trên thị trường lao động thì đáng lẽ lương của người tốt nghiệp đại học phải giảm mạnh hơn chứ?
Ít ra cũng "có thể"
Tuy nhiên, người ta phát hiện thấy dù lương cho lao động “trí óc” đã giảm nhưng khi lao động trình độ cao chuyển sang làm những việc “trình độ thấp”, họ khiến lương của lao động “chân tay” còn giảm mạnh hơn. Đây là một kết luận rất nhạy cảm, một phần là do cách Beaudry định nghĩa “trí óc” và “chân tay”. Bên cạnh đó, không rõ suy thoái ảnh hưởng thế nào tới kết quả nghiên cứu. Có vẻ như đây là một kết quả nghiên cứu chẳng vui vẻ gì nhưng các sinh viên đang ngồi trên giảng đường cũng nên tự an ủi rằng vào đại học có thể không giúp bảo đảm một công việc tử tế, nhưng ít nhất cũng tránh được số phận u ám của những người không lấy nổi tấm bằng.
Theo aFamily
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Trên 28.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...