Ưu tiên quyền lợi người lao động
21/02/2014 08:47 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sau thời gian dài tạm lắng, tình trạng giám đốc doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ, bỏ trốn, xù quyền lợi người lao động (NLĐ) lại tái diễn. Gần đây nhất là vụ ông Lê Thanh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH May Lê Hoàng (huyện Hóc Môn, TP HCM), cao chạy xa bay, để lại khoản nợ lương hơn 100 triệu đồng, chưa kể 400 triệu đồng tiền lương của công nhân ở các cơ sở vệ tinh.
Giám đốc bỏ trốn, tài sản Công ty Magnicon (quận 12 -TP HCM) đến thời điểm này vẫn chưa thể thanh lý, giải quyết quyền lợi cho công nhân ẢNH: VĨNH TÙNG
Không cần phân tích nhiều bởi ai cũng hiểu khi những ông chủ cố tình phủi trách nhiệm thì chắc chắn thiệt thòi trước tiên thuộc về NLĐ. Mất trắng tiền lương đã đành, NLĐ còn bị tước đi quyền thụ hưởng BHXH khi các DN cũng là con nợ của BHXH. Tại các DN có chủ bỏ trốn như Long Đại Phát, Tùng Bách, Đại Thắng, Kyung Sung Vina, hàng tỉ đồng nợ BHXH - trong đó có công sức và mồ hôi của NLĐ - không thể thu hồi được.
Để bảo vệ quyền lợi NLĐ, UBND TP HCM đã liên tục chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với tổ chức Công đoàn TP triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để giải quyết rốt ráo. Trong đó, giải pháp đáng lưu ý là rút giấy phép đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh đối với các DN đã ngừng hoạt động và có chủ bỏ trốn, làm cơ sở giải quyết quyền lợi hợp pháp cho NLĐ. Song song đó, UBND TP còn tạm ứng ngân sách để trả lương cho công nhân tại những DN nói trên. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời bởi việc xử lý DN dạng này rất nhiêu khê, trong đó có thủ tục phá sản DN. Luật hiện hành quy định xử lý tài sản DN có chủ bỏ trốn để thanh toán lương cho NLĐ theo 2 hướng: Hoặc đề nghị tòa án mở thủ tục phá sản DN hoặc khởi kiện dân sự theo dạng nợ lương đối với từng NLĐ. Tuy nhiên, trong thực tế, thủ tục đề nghị phá sản DN để thanh toán nợ lương cho NLĐ không khả thi vì nhiều lý do khác nhau. NLĐ luôn ở vị trí yếu thế trong tương quan với chủ nợ khác - bị nợ lương, bị vi phạm pháp luật lao động.
Mới đây, khi góp ý dự thảo Luật Phá sản sửa đổi, ngoài đề nghị đơn giản thủ tục phá sản theo hướng tạo điều kiện để những DN đã lâm vào tình trạng phá sản được phá sản dễ dàng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Đặng Ngọc Tùng, cũng kiến nghị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chẳng hạn như cấm chủ DN rời khỏi nơi cư trú hoặc rời Việt Nam nhằm bảo đảm các điều kiện làm thủ tục phá sản DN. “Chúng ta cần phải giải quyết như thế nào để thủ tục phá sản càng nhanh thì sẽ bảo đảm được quyền lợi của NLĐ. Đồng thời ưu tiên chi trả tiền nợ lương, nợ BHXH cho NLĐ trong thủ tục hay thứ tự phân chia tài sản khi phá sản” - ông Đặng Ngọc Tùng nói.
Theo Báo Người lao động
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Trên 28.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...