500 – 550 người chết do tai nạn lao động mỗi năm
19/07/2013 02:09 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Mỗi năm cả nước có khoảng 500 – 550 người chết do tai nạn lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động không thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động, bản thân người lao động cũng cũng không thực hiện các quy trình và do nguyên nhân bất khả kháng.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH, cho biết mỗi năm có khoảng 500 – 550 người chết do tai nạn lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động không thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động, bản thân người lao động cũng cũng không thực hiện các quy trình và do một số nguyên nhân bất khả kháng.
Bên cạnh đó, vi phạm pháp luật lao động có xu hướng gia tăng, nhất là vi phạm chế độ tiền lương, tiền thưởng, BHXH. Những năm gần đây, khiếu nại, tố cáo về lao động ngày cũng gia tăng, trung bình mỗi năm cơ quan thanh tra phải giải quyết trung bình từ 400 – 500 vụ. Còn theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong thời gian qua việc thực hiện luật pháp và công tác quản lý bảo hộ lao động ở các doanh nghiệp còn nhiều vi phạm. Điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ rất khắc nghiệt, nguy hiểm. Doanh nghiệp thường sử dụng nhà xưởng, công nghệ thiết bị lạc hậu, không an toàn, ít hoặc không quan tâm đến công tác bảo hộ lao động. Nhiều doanh nghiệp đo kiểm tra các yếu tố môi trường lao động không thường xuyên.
Việc thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật còn hạn chế, đa số thực hiện không đúng về mức và phương thức chi trả, khối doanh nghiệp tư nhân hầu như không thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại; việc bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động chưa thực hiện đúng quy trình về nội dung chi trả (đặc biệt ở các doanh nghiệp Nhà nước có hệ số tăng cao)… Đồng thời công tác huấn luyện định kỳ về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động ở các doanh nghiệp rất sơ sài, mang nặng tính đối phó, cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, các phòng nghiệp vụ không được tập huấn. Để nâng cao năng lực cho Thanh tra lao động, Bộ LĐTBXH cho biết đang triển khai đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành đến năm 2020. Đề án với 7 mục tiêu quan trọng nhằm kiện toàn công tác thanh tra như tăng cường số lượng; kiện toàn cơ cấu tổ chức; tăng cường công tác đào tạo; hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng quy trình, nội dung thanh tra; ứng dụng hệ thống CNTT trong thanh tra; tăng cường cơ sở vật chất…
Hợp tác giữa các công đoàn trong khu vực rất cần thiết để bảo vệ lao động di cư
Theo ILO, di cư lao động quốc tế là một "hiện tượng không thể tránh khỏi" trong một nền kinh tế toàn cầu hóa. Vì vậy, các tổ chức công đoàn, với vai trò một tổ chức đấu tranh cho công bằng xã hội và quyền con người, cần phải tiến hành các biện pháp tích cực nhất nhằm đảm bảo di cư an toàn và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Sự hợp tác giữa các tổ chức công đoàn của cả nước gửi và tiếp nhận lao động đóng một vai trò quan trọng trong trao đổi thông tin và hỗ trợ việc bảo vệ các quyền của người lao động di cư. Bởi bảo vệ quyền lợi của lao động di cư là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong nước và tránh tình huống lao động di cư quốc tế và lao động trong nước cạnh tranh lẫn nhau.
Di cư lao động quốc tế cần phải được quản lý theo các chính sách dựa trên quyền, được ghi nhận bởi các công ước quốc tế và luật pháp quốc gia. Các quyền của lao động di cư cần được bảo vệ bất kể người lao động ở tình trạng có giấy tờ hay không có giấy tờ hợp pháp. Ước tính trong số 105 triệu lao động di cư quốc tế trên thế giới, có khoảng 30 triệu lao động xuất thân từ châu Á - Thái Bình Dương. Khoảng 14 triệu lao động di cư từ các nước ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và 6 triệu lao động làm việc ngay tại khu vực này, chủ yếu ở Malaysia, Thái Lan, Singapore và Brunei. Số người di cư qua biên giới tìm việc làm dự kiến sẽ tăng trong những thập kỷ tới do các thay đổi về cơ cấu dân số và chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người và lương. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 cho phép lao động nội khối có tay nghề cao tự do di chuyển có thể sẽ đóng góp thêm cho xu hướng này.
Theo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam, khoảng 80.000 lao động Việt Nam được đưa ra nước ngoài mỗi năm. Khoảng 500.000 lao động hiện đang làm việc hợp pháp ở hơn 40 quốc gia. Dự kiến trong năm 2013 họ sẽ gửi về lượng kiều hối khoảng 1,8 - 2 tỷ USD. Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, trẻ, cần cù nhưng chưa đủ điều kiện để có thể tạo đầy đủ việc làm, việc làm bền vững cho họ, vì vậy, Việt Nam coi đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những chiến lược quốc gia. Việt Nam đã thực hiện khá thành công công việc này trong những năm qua và sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện chiến lược này. Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực của Việt Nam nói chung và tổ chức công đoàn nói riêng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động di cư.
Theo NLĐO, TPO
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...