Tạo việc làm bền vững cho nhóm lao động yếu thế
26/09/2013 04:04 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Giải quyết việc làm cho nhóm người khuyết tật, người nghèo ở nông thôn, lao động nữ và dân tộc thiểu số (gọi nhóm yếu thế) là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của các quốc gia.
Một điểm bán hàng lưu niệm của người lao động khuyết tật tại TP HCM
Đó chính là nội dung chủ yếu được thảo luận trong ngày 27/8 tại Hội thảo “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chính sách thúc đẩy việc làm và tạo việc làm bền vững cho người lao động” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tổ chức tại TPHCM.
Theo bà Triệu Thị Nái, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, trong quá trình phát triển bất cứ quốc gia nào cũng đối mặt với nhiều vấn đề về lao động. Trong đó, phải giải quyết lao động việc làm cho những nhóm lao động đặc thù, yếu thế bao gồm người khuyết tật, lao động nông thôn nghèo, lao động nữ, lao động dân tộc thiểu số là nội dung quan trọng để thực hiện xóa đói giảm nghèo của mỗi nước.
Các đại biểu nêu nhận xét ở nước ta, vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên với dân số 13 triệu người, là vùng có vị trí chiến lược về kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái… Vì vậy, việc thúc đẩy việc làm và tạo việc làm bền vững cho những nhóm lao động tại khu vực này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chiến lược phát triển việc làm nói riêng.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc thúc đẩy việc làm cho các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn thách thức cả về công tác đào tạo (do dân trí thấp), cả về môi trường lao động (chủ yếu là nông, lâm nghiệp…). Chẳng hạn, do công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ thấp (4-5%), nên có tới 85% lao động vùng dân tộc thiểu số sau khi được đào tạo nghề vẫn làm các công việc nhà nông. Số lao động làm việc cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được trả lương chỉ chiếm 12%.
Đối với lao động là người khuyết tật tỷ lệ người được học nghề còn thấp hơn (chỉ chiếm 0,4% trên tổng số người được dạy nghề hàng năm trong khi số người khuyết tật chiếm 8% dân số)…
TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) cho rằng ngoài việc quan tâm của các cấp các ngành, chúng ta cần có chính sách ưu đãi để thu hút các tổ chức cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh tại những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng núi và sử dụng lao động tại chỗ, tạo việc làm cho các đối tượng này. Các địa phương cần chủ động công tác đào tạo lao động, đẩy mạnh công tác dạy nghề và quan tâm việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực.
Với lao động là người khuyết tật, nên phát triển các mô hình dạy nghề và tạo việc làm; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống dạy nghề; cải tiến nội dung chương trình, ngành nghề và hình thức đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng; tăng cường các dịch vụ hỗ trợ việc làm ở tất cả các khâu; kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến việc làm và phục hồi khả năng lao động cho người khuyết tật tại các cơ sở dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm và doanh nghiệp.
Theo chinhphu.vn
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...