Ai gỡ bức xúc bệnh nhân - thầy thuốc?
26/11/2013 08:24 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tình trạng thiếu nhân viên y tế am hiểu các liệu pháp trị liệu về xã hội khá phổ biến ở các BV. Đây là một trong những lý do khiến gần đây bất hòa, nghi kỵ giữa BN hoặc người nhà BN với nhân viên y tế, BV có chiều hướng tăng, thậm chí dẫn tới xung đột đòi "đền mạng”. Cũng thiếu nhân viên công tác xã hội (CTXH) hỗ trợ các BN là trẻ vị thành niên tự tử, nhiễm HIV, chậm phát triển và bị bạc đãi, bị lạm dụng thể chất và tinh thần…
Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu hết năm 2015, nghĩa là chỉ hơn 2 năm nữa, 70% lãnh đạo các cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nghề CTXH trong chăm sóc sức khỏe, cam kết triển khai thực hiện. Nghề này theo các chuyên gia, cần phát triển ở 3 cấp độ là cộng đồng, BV và ở cấp hoạch định chính sách. Trong đó BV cần nhân viên CTXH nhiều nhất. Nhất là khi tình trạng quá tải phổ biến ở hầu hết các BV cả nước, đặc biệt tuyến trên, bác sĩ lấy đâu thời gian tư vấn cho BN về phác đồ điều trị, cách phòng ngừa hay trấn an tinh thần cho họ…
Nhân viên CTXH trong các BV chính là người trợ giúp hiệu quả cho người bệnh cả về tình cảm, tâm thần và thể lực. Họ giúp BN nhận biết và vượt qua những khó khăn của bản thân bằng kiến thức được đào tạo và kinh nghiệm thực hành nghề CTXH. Chính họ tháo gỡ tốt nhất sự không hài lòng của BN nếu có, đối với các cơ sở y tế, giải tỏa căng thẳng trong quan hệ người bệnh và thầy thuốc…
Hiện cả nước có khoảng 1.107 BV với 282.281 giường bệnh, trong đó có 42 BV trung ương và 348 BV tỉnh. Để hoạt động CTXH làm tốt tại hơn một ngàn BV trên, cần tới hàng chục ngàn nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Đành rằng đây là nghề còn mới, nhưng nghề CTXH cũng đã có mã ngạch, chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức. "CTXH đã được công nhận là một nghề tại VN”, tại kỷ niệm Ngày CTXH thế giới lần thứ 16 tuần trước tại Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh.
Nhưng tới giờ này, các biện pháp trị liệu về xã hội chưa được quan tâm ở các cơ sở KCB. Số cán bộ làm CTXH y tế để hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh quá khiêm tốn, nếu như không nói vẫn rất mới mẻ và xa lạ với các cơ sở y tế, kể cả một số BV tư. Nên mới có tình trạng sản phụ đẻ rơi trên ô tô, sau khi bị nhân viên y tế "tư vấn” kiểu đuổi khéo.
BV nào có Phòng Công tác xã hội, Phòng Chăm sóc khách hàng, hay Từ thiện xã hội… đã là quá tốt, song các hoạt động vẫn nghiêng về ban phát, hỗ trợ BN cái ăn, tiền chữa bệnh…, hơn là chắp nối nhu cầu của BN nghèo tới các nhà hảo tâm, tư vấn tâm lý và giải tỏa những bức xúc mâu thuẫn, chia sẻ buồn đau của BN, không để rơi vào bẫy của "cò”…
Ngoài nâng chất lượng KCB, lãnh đạo các BV cần quan tâm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy đến với các thầy thuốc do BN hoặc người nhà BN gây ra, tăng cường tuyển dụng nhân viên CTXH chuyên nghiệp và đào tạo thay vì để những sự cố không hay xảy ra mới "lo làm chuồng” như trước đây…
Theo Báo Đại đoàn kết
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...