Việt Nam phê chuẩn Công ước 159 của ILO về việc làm cho người khuyết tật
23/04/2019 05:00 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký văn kiện phê chuẩn Việt Nam gia nhập Công ước 159 của ILO về Tái thích ứng Nghề nghiệp và Việc làm cho người khuyết tật, khẳng định mạnh mẽ hơn nữa cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo người lao động khuyết tật không bị phân biệt đối xử về lao động việc làm.
Ảnh minh họa. Nguồn: molisa.gov.vn
Công ước quy định các quốc gia thành viên phải thông qua, sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều luật, quy định và tập quán hiện hành góp phần gây ra sự bất bình đẳng quyền lợi của người lao động khuyết tật. Công ước cũng đề ra các hoạt động và chính sách ở cấp quốc gia trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật.
Một số biện pháp các quốc gia thành viên có thể áp dụng bao gồm cung cấp các hướng dẫn về dạy nghề, đào tạo nghề và các dịch vụ khác giúp người khuyết tật bảo đảm và duy trì việc làm; đảm bảo họ có quyền tiếp cận với các chuyên gia tư vấn về đào tạo và phục hồi chức năng lao động.
Bình đẳng về cơ hội và trong đối xử là nguyên tắc cơ bản của công bằng xã hội. Chính phủ Việt Nam đã ghi nhận việc phê chuẩn Công ước 159 sẽ giúp Việt Nam tiếp tục điều chỉnh khung pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế để bảo vệ các nhóm lao động yếu thế.
Việc phê chuẩn này cũng là một bước tiến trong việc cải thiện khung pháp lý hiện tại của Việt Nam nhằm hỗ trợ người khuyết tật. Hiện nay, Việt Nam đã có Luật Người khuyết tật được thông qua vào năm 2010, Kế hoạch hành động quốc gia về người khuyết tật (2012) với mục tiêu đào tạo nghề và tạo việc làm cho 250.000 lao động khuyết tật, cũng như đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật vào năm 2014.
Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết tạo ra cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật bằng cách đưa ra các ưu đãi chính sách cho doanh nghiệp. Giám sát và kiểm tra việc thực hiện chính sách cũng sẽ được đẩy mạnh tại các cơ sở đào tạo nghề và các nơi làm việc.
Công ước 159 là công ước thứ 23 của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi hồ sơ của Việt Nam được đăng ký với Tổng Giám đốc ILO. Cũng trong năm 2019, năm ILO tổ chức kỷ niệm 100 năm thành lập, Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn Công ước 98 về Quyền tổ chức và thương lượng tập thể./.
PV
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...