Những vấn đề An toàn và Sức khỏe mới nổi khi công việc thay đổi
23/04/2019 05:00 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Nhìn lại những thành tựu đạt được trong vòng 100 năm kể từ ngày thành lập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và đưa ra một số thách thức mới nổi cũng như cơ hội tạo ra môi trường làm việc tốt hơn - đó là nội dung của Báo cáo mới về An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp (ATSKNN) được ILO công bố trước ngày Thế Giới về An toàn và Sức khỏe tại Nơi làm việc 28/4.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), những thay đổi trong cách thức làm việc, nhân khẩu học, công nghệ và môi trường đang tạo ra nhiều quan ngại về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (ATSKNN).
Những thách thức ngày càng gia tăng gồm có rủi ro về tâm lý xã hội, căng thẳng liên quan tới công việc, các bệnh không lây nhiễm, đáng lưu ý là các bệnh hô hấp, tuần hoàn máu và bệnh ung thư.
Báo cáo An toàn và Sức khỏe là trọng tâm của Tương lai Việc làm: Dựa trên 100 năm kinh nghiệm, sẽ được công bố trước Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại Nơi làm việc 28 tháng 04. Báo cáo tổng hợp 100 năm kinh nghiệm của ILO về ATSKNN và nhấn mạnh những vấn đề mới nổi liên quan tới sức khỏe và an toàn trong thế giới việc làm.
Theo báo cáo, hiện nay có hơn 374 triệu người lao động (NLĐ) bị thương tích hoặc ốm đau do tai nạn liên quan tới công việc. Ước tính, thiệt hại về số ngày làm việc do các nguyên nhân liên quan tới ATSKNN chiếm gần 4% tổng GDP toàn cầu, tại một số quốc gia còn lên tới 6%.
Theo ông Manal Azzi, Chuyên gia kỹ thuật về ATSKNN của ILO thì “Ngoài những biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với những rủi ro xác định, chúng ta cần nhìn nhận sâu sắc vào những thay đổi tại nơi làm việc cũng như cách thức làm việc. Chúng ta cần có cấu trúc an toàn và sức khỏe phản ánh vấn đề này song hành cùng văn hóa phòng ngừa tạo ra trách nhiệm chia sẻ chung.”
“Bên cạnh gánh nặng kinh tế, chúng ta phải công nhận những tổn thất không thể đo đếm được về mặt con người do ốm đau và tai nạn lao động gây ra. Những tai nạn và bệnh tật này còn bi thương hơn khi phần lớn chúng đều có thể phòng tránh được.".
Nhìn về tương lai, báo cáo nhấn mạnh bốn nhân tố chính hướng tới sự thay đổi mạnh mẽ, đồng thời đưa ra những cơ hội cải thiện.
Thứ nhất, công nghệ bao gồm số hóa, robốt và sử dụng công nghệ nanô có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý xã hội, và đưa ra những nguyên vật liệu mới chứa nhiều nguy cơ chưa thể tính được đối với sức khỏe con người. Việc áp dụng công nghệ một cách đúng đắn có thể giảm thiểu phơi nhiễm với mối nguy thông qua huấn luyện và thanh tra lao động.
Thứ hai, thay đổi nhân khẩu học đóng vai trò quan trọng vì lao động trẻ có tỷ lệ chấn thương nghề nghiệp cao, trong khi nhóm lao động lớn tuổi hơn cần khả năng thích ứng với cách thức làm việc và thiết bị lao động mới để làm việc an toàn. Phụ nữ tham gia lực lượng lao động ngày càng đông và phần lớn ở các hình thức công việc phi tiêu chuẩn. Họ có nguy cơ mắc các rối loạn cơ xương khớp cao hơn.
Thứ ba, sự thay đổi và biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ như ô nhiễm không khí, bệnh do thời tiết nóng bức (heat stress), những căn bệnh mới nổi, thay đổi thời tiết và các hình thái nhiệt độ có thể dẫn tới mất việc làm. Cùng với đó, sẽ xuất hiện nhiều loại hình công việc mới thông qua phát triển bền vững và nền kinh tế xanh.
Thứ tư, những thay đổi trong tổ chức công việc có thể mang tới sự linh hoạt, tạo cơ hội cho nhiều người tham gia vào lực lượng lao động, nhưng đồng thời cũng dẫn tới những vấn đề tâm lý xã hội (ví dụ như: mất an ninh, ảnh hưởng tới sự riêng tư, thời gian nghỉ ngơi hoặc những vấn đề ATSKNN và bảo trợ xã hội không đảm bảo) và làm việc quá số giờ cho phép. Hiện tại, khoảng 36% lực lượng lao động trên thế giới làm việc quá số giờ cho phép (hơn 48 giờ/tuần).
Tương ứng với những thách thức này, báo cáo đề xuất 6 lĩnh vực mà các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác cần chú trọng. Đó là, cần có nhiều can thiệp hơn đối với những rủi ro ATSKNN mới và mới nổi, thông qua phương pháp tiếp cận liên ngành và thiết lập mối liên hệ tốt hơn với sức khỏe công cộng. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề ATSKNN. Cuối cùng, tăng cường các tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật pháp quốc gia trong một số lĩnh vực đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động đóng vai trò quan trọng.
Cho tới nay, “thủ phạm” gây tỉ lệ tử vong cao nhất tại nơi làm việc (chiếm 86%) là bệnh nghề nghiệp. Có nghĩa là, mỗi ngày có 6.500 người chết vì bệnh nghề nghiệp thì có 1.000 người thiệt mạng do tai nạn lao động.
Các bệnh gây tử vong hàng đầu là bệnh tuần hoàn máu (31 %), ung thư liên quan tới công việc (26 %) và bênh hô hấp (17%).
Ông Azzi cho hay “Bên cạnh gáng nặng kinh tế, chúng ta phải công nhận những tổn thất không thể đo đếm được về mặt con người do ốm đau và tai nạn lao động gây ra. Những tai nạn và bệnh tật này còn bi thương hơn khi phần lớn chúng đều có thể phóng tránh được. Chúng ta cần xem xét một cách nghiêm túc các khuyến nghị của Ủy ban Toàn cầu của ILO về Tương lai Việc làm, trong đó an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận là một nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc"./.
PV (Theo ILO)
Tham gia BHXH - Trọn vòng an sinh
Tham Gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay - An tâm cho ...
Quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH tự ...
Thông báo Lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025
Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng Thông báo: Chi trả lương hưu, ...
BHXH Lâm Đồng tập huấn công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Thực trạng công tác phát triển người đồng bào dân tộc thiểu ...
Khảo sát mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính công ...